Trong cuộc đời mỗi một tín đồ đạo Công giáo việc được Thiên chúa mời gọi và được dấn thân cùng Đức Chúa trời trên hành trình người đang dang dở là niềm vinh hạnh lớn nhất. Nhận được ân sủng và hồng ân bao la ấy và thực thi nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên nơi trần thế sẽ là một sứ mệnh mà những mục tử phải ghi nhớ đến khi nhắm mắt xuôi tay và về bên Thiên chúa trong niềm an lạc của chúng sinh. Trong Gio 10:11-18: “11 Tôi chính là Mục Tử tốt lành. Mục Tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại.18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.“
Cũng chính bởi những ý nghĩa cao cả đó mà không biết bao người đã tự hiến dâng mình cho Chúa, tiếp tục đi trên hành trình của Đức Chúa trời bởi đó ngoài là niềm vinh dự của riêng bản thân và gia đình, đó còn là niềm vinh dự lớn lao của quê hương, bản quán. Cho nên chuyện có một người thi đỗ và theo học Đại Chủng viện là một niềm vinh dự không thể kể xiết và càng hoan hỉ hơn khi bản thân con người đó hoàn thành khóa học và trở thành Linh mục…Và cứ thế niềm vui, niềm vinh hạnh đó càng được nhân lên khi cũng với con người đó được đảm nhận những cương vị lớn lao trong giáo hội. Đối với giáo hội địa phận thì việc được tấn phong Giám mục có thể xem là ánh sáng soi dẫn đến tương lai. Vì vậy mà không phải ngạc nhiên vào ngày 13 tháng 5 năm 2010, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhận đơn từ chức của Ðức Giám Mục Vinh, Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên, 83 tuổi, vì lý do tuổi tác (khoản số 401 triệt 1). Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thuộc dòng Ða Minh đã được bổ nhiệm Giám Mục thì cũng chính là thời điểm giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc) bắt đầu sống “trong niềm hân hoan của giáo phận Vinh chuẩn bị đón Ðức Tân Giám Mục, cũng là niềm vui của giáo xứ Làng Anh nhỏ bé nghèo hèn, xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho sự thăng tiến của giáo xứ quê hương Ðức Tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp”. Và cũng kể từ thời điểm ấy, người dân giáo xứ Làng Anh có thêm một niềm kiêu hãnh mới vì chính mảnh đất nghèo này đã góp cho giáo hội địa phận một người con ưu tú, đảm nhận cương vị đứng đầu giáo phận. Cũng nói thêm rằng, các giáo xứ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã rất nhiều năm không có được vinh dự này và nên chăng cũng xem đây là một lí do hoàn toàn chính đáng để diễn tả niềm tự hào ấy. Nhưng thực sự tin mừng vừa được gieo và loan báo thì chính nó cũng cơ hồ tan biến.
Giáo xứ Làng Anh – quê hương của Giám mục Nguyễn Thái Hợp
Tôi không dám nói nhiều nhận định nhiều về Giám mục Hợp bởi với những người như ông tôi là kẻ ngoại đạo, những lề thói, cách nghĩ của ông có thể không giống những người như tôi những tôi tin rằng, Chúa Giê su cũng như Hội Thánh Thiên chúa giáo phái ông đến với giáo hội Vinh không phải để làm những việc mà những Giám mục tiền nhiệm rất ít khi làm; thậm chí khi sai họ còn biết sửa chữa và khắc phục. Trái lại Giám mục Hợp xem chức vị được ban, trách nhiệm được giao phó trở thành một thứ mà ông có thể đem ra đối trọng, là cái mà ông có thể lớn tiếng đối đầu với chính quyền. Tôi chỉ xin có những sự so sánh nhỏ về sự bất nhất trong nghiệp mục vụ của chính ông.
Nếu trước đây khi mới về nhận chức trách Giám mục giáo phận Vinh, một trong những giáo phận được đánh giá rộng về quy mô và lớn về Đức tin. Trong lúc không ít những người giáo dân Nghệ – Tĩnh – Bình đang có những băn khoăn khi giao vận mệnh điều hành giáo hội cho một người rất xa lạ với họ vì bản thân Giám mục Hợp có rất nhiều năm sinh sống và mục vụ ở nước ngoài, chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa và lối sống Tây Phương. Số linh mục Đoàn giáo phận Vinh cũng có những băn khoăn nhất định khi Giám mục Hợp về điều hành Giáo hội Vinh mà trong khi sự hiểu biết của ông về nơi mà ông sẽ là người lãnh đạo tối cao lại rất ít. Giám mục Hợp biết điều đó và ông cũng kịp xoa dịu được dư luận cũng như những mối băn khoăn hiện hữu xung quanh bằng những lời phát biểu “chan chứa tình yêu quê hương và giáo hội”. Ông nói: “Xin cho tôi được thực hiện ước nguyện thâm sâu, là được đồng sinh đồng tử với anh chị em trên mảnh đất quê hương này. Ðó là một ước nguyện thâm sâu và cũng là lời nguyện xin. Chắc chắn Ðức cha già, quý Cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ, quý Hội đồng giáo xứ và anh chị em sẽ không từ chối tôi ân huệ này…”
Nhưng thử hỏi thời gian qua, với những năm tháng mục vụ tại chính quê hương – nơi ông sinh ra và lớn lên ông có thực hiện được bao nhiêu phần trăm những thứ mà ông đã hứa trước linh mục Đoàn và cộng đồng dân chúa Vinh. Nếu trước đây, ông nói bằng những lời mà không ít người lầm tưởng đó là sự khởi đầu tốt đẹp nhất cho một tương lai đẹp và huy hoàng. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào những lời Giám mục Hợp nói trong các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn các báo đài Quốc tế để hiểu giám mục Hợp đang làm gì? liệu ông có sự bất nhất trong lời nói và hành động.
Trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên Mặc Lâm đài Á Châu Tự Do trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ với tiêu đề: “GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Băn khoăn một Việt Nam đen tối”. Ông nói: “Đứng trên bình diện dân tộc chúng tôi đề nghị trở về với văn hóa dân tộc. Quy tụ và đoàn kết mọi người Việt Nam từ những sắc tộc, giai cấp và những quan điểm khác nhau. Chúng ta khó mà bảo vệ được đất nước nếu còn giữ cái điều 4 đó nếu chúng ta vẫn đưa ý thức hệ mác xít lên làm định hướng cho xã hội và đất nước chúng ta.
Điểm thứ hai, dưới quan điểm một người Ky tô hữu thì chúng tôi như đã nói rõ trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục là không thể nói có tự do tôn giáo và mọi người công dân được bình đẳng với nhau. Người công dân có và không có tín ngưỡng được bình đẳng với nhau. Điều 4 chủ trương vô thần, chủ trương Đảng Cộng sản chỉ đạo quốc gia thì làm sao trong một cái đảng như vậy, trong một bối cảnh như vậy người công dân có tín ngưỡng và người công dân không cộng sản có thể bình đẳng thật sự. Hỏi là trả lời và cái câu hỏi đó cũng là cái điều băn khoăn của chúng tôi.” Rồi trong bài phỏng vấn phóng viên Trần Hiếu trên đài VRNs, với tiêu đề bài viết: “Đức cha Nguyễn Thái Hợp: PHẢI CHẤP NHẬN TRẢ GIÁ KHI RAO GIẢNG GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI“. Trong đó ông Hợp đã không ngần ngại đưa ra những lời lẽ mang tính đánh đổi nếu điều đó là cần thiết.
Rồi những sự bỏ mặc, thể hiện thái độ vô trách nhiệm trong thời gian gần đây nói thay những nhận định, nhận xét của chúng ta về mà ông đã hứa và những điều cơ hồ mà ông đã thực hiện. Liệu từng ấy thời gian trở về với quê hương và làm chức trách của một người đứng đầu giáo phận Vinh, Giám mục Hợp đã thực hiện được những bổn phận của một mục tử trung thành và sống vì Chúa chưa? Xin trích dẫn một đoạn trong lời răn của Chúa để được hỏi Giám mục Hợp: “Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ….”
Nguồn: Mõ làng