Trang chủ Luận bàn - Phản biện O ép đảng viên là vi phạm nhân quyền (phần 1)

O ép đảng viên là vi phạm nhân quyền (phần 1)

227
0

Không phải bao giờ mối quan hệ giáo hội các tôn giáo và chính quyền các cấp cũng diện tiến theo chiều hướng cơm lành, canh ngọt và luôn có được sự đồng tình, thống nhất cao. Trong xu hướng đối thoại, hợp tác và cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh, cùng hướng đến mục đích chung là làm cho các tôn giáo nói chung (Chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ) tham gia một cách tích cực vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội tại địa phương, tích cực góp phần mình vào xay dựng và bảo vệ đất nước thì những câu chuyện phát sinh như chuyện Chức sắc trong đạo Công giáo có các hành vi o ép cán bộ Đảng viên, dùng áp lực từ nhiều phía để khiến họ từ bỏ tư cách Đảng viên để hoàn thành nghĩa vụ của một con chiên thờ phụng Chúa…Những vị chức sắc này vì những lí do này, lí do khác, nhân danh luận thuyết cho rằng, giữa đạo Công giáo và chính quyền Cộng sản, Đảng Cộng sản không thể đội trời chung, có Đạo Công giáo thì không thể có Đảng. họ cũng cho rằng, việc người có đạo mà theo Đảng, là Đảng viên thì chẳng khác nào một người mà thờ hai chủ….hành động đó không phù hợp với lời dạy của Chúa, không phù hợp với bổn phận của một người sống và làm theo lời Chúa. Những vị chức sắc này cũng không quên nhân danh bản thân mình được Thiên chúa giao phó trách nhiệm đàn chiên nơi trần thế để tiến hành đẩy những Đảng viên vùng giáo vào một thế buộc phải lựa chọn một trong hai. Mọi sự lựa chọn mang tính chất sống – còn, khẳng định – phủ định luôn luôn khó nhưng sự lựa chọn giữa một bên là đức tin, một bên là trách nhiệm của một người Công dân gương mẫu, đi đầu lại càng khó. Họ rơi vào thế cùng, buộc phải lựa chọn trong khi họ không thể rũ bỏ tất cả những gì thuộc về quê hương, bản quán để ra đi. Họ còn ở nơi đó là người thân, là đức tin với Thiên chúa…..Rơi vào hoàn cảnh đó không ít người đã tự tìm cho mình lối thoát là từ bỏ tư cách Đảng viên, là đến Nhà thờ để đọc đơn xin ra khỏi Đảng, chấp nhận từ bỏ những cố gắng phấn đấu bấy lâu nào trên cương vị Đảng viên trong trạng thái không tự nguyện, không thuyết phục được chính bản thân họ.

O ép đảng viên là vi phạm nhân quyền (phần 1)Mặc dù việc bắt buộc những con người vốn mang trên mình niềm tin Thiên chúa những kịp giác ngộ Đảng là một việc làm mà các vị chức sắc trong cuộc cho là chuyện bình thường để củng cố và giữ gìn đức tin nhưng nếu xét trên khía cạnh nhân bản thì nó đang vi phạm nghiêm trọng quyền con người – một luận thuyết mà không ít kẻ đang từng ngày, từng giờ nhân danh và chú ý dõi theo để đưa Việt Nam trở lại cái gọi là danh sách CPC (tập hợp các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền).

Tín đồ bất kỳ tôn giáo nào cũng hiểu rằng, việc củng cố đức tin, tăng cường những sự cố kết vào giáo hội là việc làm cần thiết và phần nào phản ánh được nhu cầu và ước vọng tồn tại của chính các tôn giáo đó. Nhưng có nhu cầu, muốn thực hiện cái này, cái kia không có nghĩa là sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ, nhất là quyền con người. Mọi lí do chỉ đúng khi nó thuyết phục được những người trong cuộc. Công bằng mà nói giữa các tôn giáo và những nền tảng tư tưởng, những luận thuyết mà Đảng Cộng sản đã, đang và còn tiếp tục theo đuổi không hề mâu thuẫn nhau, thậm chí nó còn có không ít điểm tương đồng. Tất cả đều hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bình, quyền con người được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm chỉnh; cảnh áp bức, đau khổ không còn hiện diện……Chỉ có điều nó khác nhau về cách thức thực hiện, cách thức hiện thực hóa những lí tưởng đó…nhưng khác nhau về cách thức không có nghĩa là phải lựa chọn một trong hai điều đó.

Cũng phải nói thêm rằng, Đạo Công giáo mặc dù được du nhập vào Việt Nam (Năm 1553 tại huyện Xuân Trường, Nam Định) trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) nhưng cho tới hôm nay Đạo Công giáo chỉ mới thu phục về mình một lượng quần chúng tín đồ nhất định, nghĩa là đó mới dừng lại là tôn giáo của một bộ phận quần chúng nhân dân, tính quảng đại quần chúng còn hạn chế. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua thời gian thành lập, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đang bám rễ, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân đất Việt với tư cách là một bộ phận tiên phong trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Cũng chính dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, con thuyền cách mạng Việt Nam giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; những người dân từ thân phận lầm than, nô lệ vươn lên trở thành người làm chủ vận mệnh của mình. Chúng ta không làm phép so sánh những giá trị mà Đảng Cộng sản, giáo hội làm cho nhân dân cái nào hơn cái nào nhưng chỉ bằng một nhận thức giản đơn để thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã làm trọn vẹn vai trò của một tổ chức tiên phong và đủ sức đưa cách mạng đi lên. “Đảng ta” cũng chính là tình cảm, sự ghi nhận những công lao và thành quả mà Đảng Cộng sản đã làm cho nhân dân và dân tộc Việt Nam này.

Cả dân tộc Việt Nam đã thừa nhận một cách hùng hồn về vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng Cộng sản, tạo nên một thế đứng vững chắc trong lòng dân tộc. Chính với niềm tin đó, trải qua bao song giớ, cuồng phong đe dọa vai trò độc tôn, nhất Đảng thì Đảng Cộng sản luôn giành được không ít sự ủng hộ của quần chúng nhân dân không phân biệt thành phần, tôn giáo. Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 lần này cũng chính là một phép thử thực sự khi không ít nhân sỹ trí thức lên tiếng yêu cầu phải thực hiện đa nguyên, đa Đảng; họ cho rằng một đảng sẽ sinh ra độc quyền, phát xít và cũng không quên đưa ra những tấm gương điển hình….Tuy vậy, thực tế diễn ra đâu như họ tưởng, trên thế giới có không ít tấm gương đa đảng vẫn sinh ra độc quyền như Philippin, Ai Cập…với hàng loạt nhà lãnh đạo, đứng đầu bị lật đổ trước phong trào của quần chúng nhân dân….Mọi lí lẽ đã bị xô đổ và xóa nhòa trước niềm tin vững chắc của quần chúng nhân dân vào Đảng. Những cuộc trưng cầu dân ý công khai, khách quan với tỷ lệ trên 90 % ủng hộ việc tồn tại của cơ chế một Đảng hiện nay nói hộ Đảng nhiều điều trong cuộc chiến chứng minh giá trị và vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc.

(Còn tiếp)

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây