Trong thời buổi thật giả lẫn lộn, những giá trị thực sự bị đánh đồng và đem ra so sánh, phân bình với những thứ chỉ đáng được gọi là rác rưởi. Tên tuổi của những con người từng “vang bóng một thời” nay bỗng dưng được xuất hiện trong những sự kiện mang tính xét lại, phủ nhận quá khứ mà chính họ là một phần làm nên. Gần đây nhất, tên tuổi và phẩm giá của Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc chút nữa đã bị vấy bẩn bởi những con người mang tiếng là bạn bè chí cốt như Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau khi sự thật bị đài truyền hình Việt Nam phanh phui. Bản thân tôi không rõ về ông Lộc có được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng hay không nên không dám suy đoán về cái gì đó nhưng đưa những người như ông Nguyễn Khoa Điềm – nguyên Trưởng ban Tư tưởng, văn hóa Trung ương, người từng nhiều năm đứng đầu ngành tư tưởng của nước nhà thì cũng có vẻ hơi mạo hiểm nhưng nếu thành công thì tác dụng cũng rất to lớn. Những nền tảng lí luận hiện nay từng được những con người như Nguyễn Khoa Điềm đặt nền móng và xây dựng nên khi đưa chính ý kiến của ông để phủ nhận những giá trị một thời của chính mình thì không còn gì bằng. !!!!
Dẫu biết rằng, những con người từng được gọi là khai quốc công thần của nền độc lập tự chủ hôm nay khi đã nghỉ hưu, quay về với thú điền viên thường có chung một điểm là họ thiếu những thông tin chính thống về những vấn đề của đât nước. Những thông tin của họ được tiếp cận thường là trên các trang mạng mang tính đa chiều, chưa được kiểm chứng. Và một điều chúng ta phải công nhận rằng, mặc dù không còn công tác nhưng tấm long dành cho dân, cho Đảng vẫn vẹn nguyên như ngày nào nên khi tiếp nhận thông tin mang tính trái chiều, liên quan trực tiếp đến vận mệnh dân tộc thường khiến họ có những suy tư, lo âu. Thậm chí, có một số vị sẵn sàng đăng đàn, lên tận các cơ quan Trung ương để hỏi và chất vấn lãnh đạo đương nhiệm. Suy cho cùng những hảnh động đó thể hiện được nhân cách, trách nhiệm và trong một chừng mực nào đó, thế hệ chủ nhân lãnh đạo và dựng xây đất nước hôm nay cần tiếp nhận với thái độ cầu thị và lưu tâm khi triển khai những chủ trương, chính sách.
Nhưng cũng thật đáng buồn khi hình ảnh, phẩm giá của một số lão thành cách mạng, những người từng giữ những cương vị lớn trong Đảng, Nhà nước bị đem ra làm bình phong cho những dụng ý xấu. Thế hệ hôm nay không trách, không lên án chính những người như vậy, họ chỉ là những nạn nhân của những trò bịp bợm được dàn dựng một cách công phu. Trở lại với câu chuyện của ông Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ: “Đất nước những tháng năm thật buồn” được một số trang Web, Blog đăng tải trong mấy ngày gần đây với một giọng thơ tâm sự với nội dung chủ đạo là Đất nước cháy bỏng năm xưa lại ngậm ngùi nghĩ về Đất nước hôm nay. Tôi xin trích nguyên văn bài thơ:
“Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ? Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …”
Là người được nghe kể nhiều về Ông với nhân cách của một con người yêu nước. Bao nhiêu năm trên cương vị công tác của mình ông đã chứng minh được bản thân là một cán bộ mẫn cán, có trách nhiệm với những biến cố của dân tộc. Cũng phải nhắc lại cho chúng ta biết rằng thời điểm còn đương nhiệm ông đã cùng tập thể Ban bí thư, Ngành tư tưởng, văn hóa Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng về đường lối sau khi chứng kiến sự sụp đổ mô hình ở các nước Đông Âu, Liên Xô vào những năm 90 của thế kỷ trước. Cho nên nếu xác nhận rằng, bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” là của chính ông thì quả thật bản thân tôi hơi buồn về một con người nhiệt huyết, cống hiến cho Đảng đến tận lúc về hưu. Nhưng trước những giả dối được khoác những chiếc áo của sự thật được phanh phui trong thời gian gần đây, bản thân tôi có quyền nghi ngờ tính chân thực của tác phẩm trên phương diện chủ nhân của chính nó? Và cũng đặt ra câu hỏi tại sao Ông không gửi đến những cơ quan có thẩm quyền mà lại được đăng tải trên những Blog cá nhân của những kẻ “vô tăm tích” này trong khi chính ông hiểu hơn ai hết những tác hại mang lại từ giới truyền thông khi đi lệch hướng?
Mong lắm!
Nguồn: Mõ làng