Hải An
Trong dòng chảy không ngừng của cuộc sống đương đại có rất nhiều điều mới mà chính chủ nhân của những “sự mới” ấy cũng không tin đó là sản phẩm của chính mình. Nó lạc loài và kệch cỡm trong chính cái không gian sống của chính nó. Nó không biết mình đang đứng đâu trong cái xã hội mà chúng cho là còn nhiều điều cần phải có một cuộc cách mạng để thay đổi. Dẫu biết rằng cái mới luôn trải qua những thử thách khó khăn và nhiều khi còn có những “sự lùi” nhưng nó luôn tồn tại và phát triển trong một quỹ đạo được cho phép. Vượt qua chính cái giới hạn ấycũng là lúc họ đang tiến them một bước loại mình ra khỏi chính xã hội đang sống, trở thành một phần tử lạc loài và biến chính mình thành một “đời thừa”, một thứ đáng bị cả xã hội lên án.
Cái mà tôi đang đề cập hướng tới là những tuyên bố mang tính xét lại “lịch sử”, phủ nhận những giá trị lịch sử, sự hi sinh xương máu của lớp lớp con người Việt Nam trong quá khứ. Bởi, để cuộc sống ngày hôm nay, được hưởng khí trời của tự do, hạnh phúc trong cuộc sống lẽ ra chúng ta phải tri ân, biết ơn chính những con người mà dâng tròn mình cho lí tưởng giải phóng dân tộc. Họ không ngại gông tù, xiềng xích, những khổ ải về thể xác cũng như tinh thần để hướng tới những ngày tươi đẹp hôm nay. Sự “dẫm đạp” nào cũng đau đớn, sự “dẫm đạp” lên chính lịch sử dân tộc thì không còn gì đau đớn hơn.
Ấy vậy mà cách đây không lâu, vào ngày 7 tháng 3 năm 2013, một công dân Việt Nam, một tín đồ của đạo Thiên chúa có cái tên Đỗ Thị Thuấn (2013/3/7 Thuan Do ) tuyên bố : “Thời gian Tây nó đô hộ thì nếu không đi lính cho nó để giữ yên tổ quốc thì đi lính cho ai ?”. Câu này đi liền theo câu của ông Vũ Linh Châu: “Phật tử phải cám ơn thực dân Pháp”. Ông này cũng là một con chiên trong những con chiên có cùng tư duy :”Thà mất nước chứ không thà mất Chúa” của Linh mục Hoàng Quỳnh.
Trong bối cảnh cả dân tộc gian lao kháng chiến thì chính câu nói: “ Thà mất nước chứ không thà mất Chúa” cũng không thể chấp nhận được. Nó đi ngược lại dòng chảy của chính không khí của những tháng năm gian lao mà anh hung. Nhưng trên một chiều cạnh nào đó có thể đổ lỗi cho một phần nguyên nhân xuất phát từ lịch sử dân tộc khi những con chiên đuợc nhồi sọ từ thưở ấu thơ, dẫn đến tâm niệm: ” Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích chi! “Thế gian ở đây, dĩ nhiên là bao gồm cả TỔ QUỐC và không mất linh hồn có nghĩa là không mất Chúa.
Cuộc sống này có rất nhiều cách hành xử cho nhiều tình huống trớ trêu. Không nhất thiết mình phải đi trên một lối mòn do “tiền nhân” tạo nên. Kiểu suy luận như kiểu bà Thuấn nếu đưa ra phân xét thì sai cả lí và tính. Về lí mà nói, nếu cho rằng “Thời gian Tây nó đô hộ thì nếu không đi lính cho nó để giữ yên tổ quốc thì đi lính cho ai ?” là đúng thì chính bản thân bà đang dẫn lối cho cả dân tộc cam chịu cuộc sống của một dân tộc nô lệ, một dân tộc phải làm thuê trên chính mảnh đất của chính mình, phải chụi đựng những đày ải mà lẽ ra không bao giờ có. Tiếp đến, bà bước tới một luận thuyết cực kỳ nguy hiểm: “đi lính cho nó để giữ yên tổ quốc”. Tôi cho rằng bà Thuấn có vấn đề trong cách tư duy khi nói câu nói này. Không một ai lại nghĩ rằng, đi lính cho chính kẻ thù của mình để chống lại sự xâm chiếm của một kẻ thù thứ hai. Phải chăng làm như vậy về logic nó vô tình làm chậm đi tiến trình giải phóng dân tộc. Sao họ không học tập chính những con người cùng thời đại với họ chọn một con đường ngằn hơn, hợp lý hơn là đứng lên chống lại chính kẻ thù hiện tại để giải phóng cho chính mình và bước lên “ngôi vị” của kẻ làm chủ. Hay chăng dưới sự đàn áp, bọc lột của thực dân, đề quốc những con người như Bà Thuấn đã mất đi sự phân định về chủ nhân đích thực và thế nào là nền độc lập tự do thực sự.
Còn về Linh mục Hoàng Quỳnh làm gì có nước mà mất, nếu có thì ông ta đã bán rồi!!!!
Nguồn: Mõ làng