Trong bài viết “Những bàn chân nổi giận” đăng trên Bauxite, sau khi nhai đi nhai lại rằng: Vụ xử Phương Uyên, Nguyên Kha, “trong những tội danh bị áp đặt có tội “nói xấu Trung Quốc”. Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc”. Ông đã cố tình nói vống lên cái không có “xử tội nói xấu Trung Quốc” và lờ đi chuyện Uyên, Kha vung lá cờ vàng ba sọc hô hào lật đổ chính quyền hợp pháp do dân bầu ra.
Lại tiếp, “Đầu tuần này, công an Hà Nội đã trấn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ”. Ông đã nói vống lên có tính kích động những chuyện chẳng có như hành hung, đánh đập, đánh đập cả phụ nữ. Nhưng cố tình lờ đi việc những người đó đã vi phạm quy định về tụ tập đông người, gây mất trật tự ở nơi không được phép. Cố tình ăn vạ, lăn cả ra đường cản trở giao thông, dùng những ngôn từ bẩn thỉu để mạ lị những người thi hành công vụ.
Sau khi nêu các tiên đề đó, GS Tương Lai khái quát: “Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên”. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “ là một khái niệm rất mơ hồ, nhưng những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị đã quá lỗi thời”. Những “nhà lãnh đạo Việt Nam bị “cái mũ kim cô” của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ”, cam tâm làm tay sai cho Tàu.
Từ những liệt kê ôi thiu cũ mèm đó, vị Gs “chuyên gia hàng đầu” về xã hội học đã kết luận:
“Người ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người…, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ta những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới”. Đây mới thực sự là cái đuôi của Tương Lai.
Mong muốn cháy bỏng của ông Tương Lai là tạo lập một phong trào xã hội đối lập nổi loạn, núp dưới cái bóng “Chống Trung Quốc” chứ đâu phải để hiến kế phát triển đất nước.
Là một giáo sư xã hội học, ông Tương Lai thừa biết rằng: để có một phong trào xã hội thì ngoài việc phải có nhiều người tham gia nó phải có mục tiêu chính trị rõ rang, có tổ chức, có tính bền vững và quan trọng nhất là phải được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo dân chúng. Những sự kiện có tính trào lưu vừa qua như kiểu biểu tình chống Trung Quốc, chống thu hồi đất, đòi lại cơ sở tôn giáo đã hiến tặng, kí kiến nghị này nọ… nó hoàn toàn không phải là phong trào xã hội. Chống thu hồi đất đai, đòi quyền lợi, những vấn đề tôn giáo chỉ là những mâu thuẫn có chung lợi ích trong nội bộ của quá trình phát triển một dân tộc. Còn câu chuyện biểu tình chống Trung Quốc, qua các vở diễn đi đi lại lại với chừng ấy khuôn mặt có thể đếm trên đầu ngón tay với quá nhiều thành tích bất hảo thì nó nhất quyết không phải là giới đại diện cho dân chúng Việt, nên nó càng không phải là “phong trào yêu nước chống ngoại xâm”. Chỉ có GS Tương Lai mới nhuộm màu tư tưởng, chính trị cho nó rồi mông má, bơm thổi lên mà thôi. Cũng chẳng phải là một cách tự sướng, vì rằng người có học hành như ông Tương Lai rất hiểu sự thật của các hiện tượng trên, mà là ông cố tình phụ họa cùng với những thế lực bên ngoài để đánh lừa dư luận.
Là một GS, một nhà xã hội học ông Tương Lai thừa biết bản chất của phản biện, mục đích của phản biện là hướng tới hoàn thiện, góp phần xây dựng, phát triển xã hội. Vì vậy, lẽ ra ông nên chỉ ra những tồn tại xã hội cần khắc phục, những con đường hướng tới tương lai tốt đẹp cho dân tộc như cái tên của ông. Đằng này ông chỉ chú mục vào mục tiêu thổi phồng cái xấu, kích động dư luận đi theo hướng gây thù hằn giữa dân chúng với giới cầm quyền như cách khai thác yếu tố phản diện trong các vụ việc mà ông đưa ra ở trên. Điều đó làm chúng tôi nghi ngờ sự thành tâm của ông.
Là một GS, một nhà xã hội học, đặc biệt như ông đã tự hào về quá khứ có thời gian làm cố vấn cho hai đời thủ tướng chắc ông thừa biết khía cạnh xã hội của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại… của một đất nước có quá nhiều vấn đề phải đối mặt sau chiến tranh, phải đối phó với đủ thứ sức ép bên ngoài, bên trong để đảm bảo ổn định xã hội và phát triển. Vậy mà ông lờ đi những tất yếu khách quan phải lựa chọn trong bối cảnh cụ thể, lờ đi những thành tựu phát triển, những tiến bộ đạt được trong khó khăn, chỉ chăm chắm bới móc những sai sót quá vãng rồi quy kết lên tầm bản chất chế độ nhằm li tán lòng người. Thành tâm yêu nước của ông chỉ có vậy thôi sao? Chẳng trách gì, mỗi khi ông nói, ông viết điều gì đó là ngay lập tức đám cơ hội RFA, BBC bám lấy như một thứ chân lí rồi lu loa lên.
Những thứ hèn hạ đó không lừa được dân Việt đâu ông GS ăn cơm ngoại bang ạ. Chúng tôi nghi ngờ rằng với lối tư duy đó, nếu có cách mạng xã hội mà thành công, chắc ông chỉ dựa vào sự bất công để tồn tại, dựa vào những nhân vật bất hảo mà ông ngợi ca để cầm quyền, dựa vào sự phản bội làm niềm tin mà thôi.
Nguồn: Mõ làng