Vẫn là câu chuyện cũ về cô gái có tên Bà Tưng. Với những hành động mà chúng ta vẫn quen định tên là táo bạo ấy, Tưng đang nhận được không ít sự bình phẩm của thiên hạ nhưng cái tiếng khen thì có phần thưa thớt và tiếng chê, chưởi rủa thì có phần nhiều hơn. Tưng Cô vẫn dửng dưng như người ngoài cuộc vậy. Mọi tác động cả về thế giới thực và ảo không có tác động nào tới cô. Có lúc chính những người quan tâm khuyên cô nên dừng lại trước khi quá muộn thì chính cô lại cho rằng đó như một sự khiêu khích, một hành động thách thức và cản trở bước đường danh vọng mà chính cô đang theo đuổi. Ngay lập tức cô phản ứng bằng những hành động mà quy luật cho thấy lần sau luôn táo bạo và kỳ lạ hôm trước. Cô muốn chứng minh với những người khuyên “ác ý” là cô không cần những lời khiêu khích ấy, cô biết sống thế cho ra sống và thay vì có hành động công kích thì hãy dành thời gian để nghe và dõi theo hành trình mag tên Tưng.
Có người lí giải Tưng cứng đầu, khó bảo như vậy do chính cô được tiếp thu không trọn vẹn sự giáo dục của gia đình và người thân. Nhưng cái mà đôi khi chúng ta cũng nên suy xét lại là nguyên nhân khiến Tưng càng ngày càng diện tiến theo một quy trình khó chịu và bất ổn như vậy. Tinh thần phản kháng và dám chấp nhận dư luận đang được nảy nở và hình thành trong con người Tưng. Cô không sợ búa rìu dư luận, thậm chí đó là tiếng chưởi rủa. Cô đã bị đẩy vào bước đường cùng và chính sợ mất những điều lâu này mình làm, sợ không đối diện được với những người xung quanh nên Tưng sẽ chấp nhận làm liều với tâm định: được ăn cả, ngã về không. Cô sẽ được tất cả nếu xã hội công nhận và ngược lại sẽ mất rất nhiều thứ nếu cô thất bại trong việc chinh phục nhân tâm công chúng. Chính những cơ quan báo chí với cái nhìn xăm xoi, hình tượng hóa và nâng tầm khiến Tưng đi từ ngộ nhận này đến ngộ nhận khác. Tuy rằng, họ (Cơ quan báo chí) hành động với ý định bóp chết một hiện tượng phản văn hóa, làm hại đến thế hệ trẻ) nhưng chính tần độ đưa tin, bài, tần độ công bố sự xuất hiện của Tưng khiến cô nghĩ rằng có khi mình nổi tiếng, hành động của mình hợp Gu nên mới làm tiếp mà không biết được họ đang chưởi, lên án để Tưng dừng lại trước khi gây nên những hậu họa mới. Chính cơ quan báo chí là tác nhân chủ yếu khiến Tưng rơi vào thế khó xử như hôm nay. Họ vô tình biến Tưng thành một “bản chất” trong khi Tưng chỉ xứng được gọi là “hiện tượng“. Và khi cơ quan quản lý về văn hóa của Hà Nội lên tiếng cấm Tưng tham gia biểu diễn thì mọi chuyện không hay đã khởi sự với Tưng. Mong rằng, qua việc này Tưng nhận ra được cái cần nhất cho mình hiện nay là gì; những cơ quan báo chí cũng thận trọng hơn, tính toán kỹ hơn trong việc đưa tin bài ít nhất là trên phương diện liều lượng đưa tin, đặc biệt là cần tính toán đến việc đưa tin, bài phục vụ việc giáo dục hơn thay vì những lợi ích mang tính thương mại đơn thuần./.
Nguồn: Mõ làng