Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chuyện ghi âm, ghi hình: MỘT ĐÒI HỎI PHI LÝ

Chuyện ghi âm, ghi hình: MỘT ĐÒI HỎI PHI LÝ

241
0

Có anh phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam dẫn Luật tiếp công dân để yêu sách rằng, “nếu cơ quan tiếp dân có quyền ghi âm, ghi hình thì ngược lại công dân cũng có quyền đó“. Mời bấm vào link này để kiểm chứng.

Chuyện ghi âm, ghi hình: MỘT ĐÒI HỎI PHI LÝ

Tôi trích nguyên văn một đoạn trong bài của anh: “Tại trụ sở tiếp công dân có hai đối tượng liên quan là người dân đến khiếu nại, tố cáo và cán bộ tiếp công dân, việc “bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân” phải được hiểu là nếu cơ quan tiếp công dân (hoặc người đại diện cơ quan) được phép ghi âm, ghi hình thì công dân cũng được phép. Tại trụ sở tiếp công dân có lắp camera theo dõi không cần sự đồng ý của dân trong khi dân muốn ghi âm, chụp ảnh phải xin phép có phải là tuân thủ quy định của pháp luật: “không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân”?“. Xem ảnh chụp màn hình máy tính ở bên.

Đó là một đòi hỏi phi lý.

Thưa anh phóng viên, đối với cơ quan quản lý công sở và công vụ, việc ghi hình phải được xem xét dưới góc độ công vụ, không phải là cá nhân.

Nếu việc ghi hình phục vụ giải quyết công vụ thì phải do cơ quan Nhà nước tiếp dân thực hiện và việc ghi hình này phải được đưa vào biên bản và phải được công dân đồng ý, vì ghi hình ảnh công dân. Việc công dân tự ý ghi hình ảnh công chức là sai về pháp luật dân sự và điều này không có giá trị vì việc ghi hình không phục vụ mục đích công vụ mà phục vụ mục đích cá nhân.

Trụ sở cơ quan tiếp dân được phép và buộc phải gắn thiết bị ghi âm, ghi hình vì mục đích công vụ, không phải mục đích cá nhân. Anh xuất hiện ở một cơ quan ngân hàng, thậm chí là nhà thổ thì camera an ninh sẽ ghi lại mọi hành vi cử chỉ của anh mà không cần xin phép anh đâu.

Anh trích Khoản 2 điều 3 Luật Tiếp công dân để đòi “bình đẳng” giữa cơ quan tiếp dân và công dân đến làm việc là không đúng.

Từ “bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân” ở trong luật có nghĩa là quan hệ giữa cán bộ tiếp dân và công dân là ngang hàng nhau về địa vị, quyền lợi, không có phân biệt đối xử, được tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Nó cũng có nghĩa công dân được quyền trình bày, kiến nghị, thắc mắc mà không bị bất cứ cản trở nào. Nhưng bình đẳng không có nghĩa là cán bộ được ngồi ở đâu thì công dân được quyền ngồi ở đó, cán bộ mặc áo, đeo biển hiệu gì thì công dân được mặc áo, đeo biển hiệu như cán bộ. “Bình đẳng” cũng có nghĩa anh không nên và có thể là không được phép có thái độ gây gổ hay có lời nói, hành vi xúc phạm đến cán bộ tiếp dân và không được dí máy ảnh hay camera vào mặt cán bộ tiếp dân để quay. “Bình đẳng” là anh được tôn trọng và ngược lại “bình đẳng” cũng yêu cầu anh phải tôn trọng cán bộ tiếp dân và cả những người khác đang ngồi chờ đến lượt.

Để phục vụ cho mục đích công vụ, cơ quan Tiếp dân sẽ được nhà nước trang bị những phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất để đảm bảo cho các hoạt động tiếp dân được hiệu quả, trong đó có hệ thống phương tiện ghi âm, ghi hình.

Điều 19 Luật tiếp công dân quy định Địa điểm tiếp công dân:

1. Địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được bố trí tại vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân.

Điều 33 Luật tiếp công dân quy định Điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân:

1. Nhà nước có chính sách, bảo đảm kinh phí đối với hoạt động tiếp công dân, áp dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân phục vụ công tác tiếp công dân.
2. Chính phủ quy định chi tiết về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.

Mời anh tham khảo Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về việc tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó ghi rõ: “Trụ sở tiếp công dân được trang bị đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ việc tiếp công dân, xử lý đơn; niêm yết công khai lịch tiếp công dân; công bố tên, chức danh người tiếp công dân; niêm yết công khai nội quy tiếp công dân và ghi rõ quyền, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân.”.

Như vậy, việc trang bị phương tiện là đòi hỏi khách quan để tạo điều kiện cho cán bộ cũng như công dân tới làm việc được tốt nhất, đồng thời tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, văn minh.

Nhắc lại kẻo anh quên, việc ghi âm, ghi hình của cơ quan tiếp dân là vì hoạt mục đích công vụ chứ không phải cá nhân. Hoạt động này cần phải hiểu là cơ quan tiếp dân có trách nhiệm, có nghĩa vụ phải làm chứ không phải quyền lợi.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây