Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019 chiều 8/1/2019, trong phát biểu tại Hội Nghị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc sau khi đánh giá tình hình công tác tư pháp năm 2018 đã khẳng định: “Tiếp dân phải ghi âm, ghi hình. Hỏi cung cũng phải ghi âm, ghi hình. Quy định như vậy để đảm bảo quyền công dân”.
Trong bối cảnh UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Nội quy tiếp công dân, câu nói này của Thủ tướng đã bị một số phóng viên bẻ cong.
Anh phóng viên viết thế này:
“Ngày 8/1/2019, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Tiếp dân phải ghi âm, ghi hình. Hỏi cung cũng phải ghi âm, ghi hình. Quy định như vậy để đảm bảo quyền công dân”. Trong trường hợp phát biểu của Thủ tướng bao hàm cả hai phía: cơ quan nhà nước và người dân thì không cần bàn luận gì thêm“.
Đây là câu nói trong phát biểu của Thủ tướng vào ngày 8/1/2019 và nó chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực Tư pháp. Theo đó cơ quan và cán bộ “tiếp dân, hỏi cung” có nghĩa vụ ghi âm, ghi hình các buổi làm việc đó.
Nhưng anh phóng viên lại hiểu và giải thích rằng, “Trong trường hợp phát biểu của Thủ tướng bao hàm cả hai phía: cơ quan nhà nước và người dân thì không cần bàn luận gì thêm“. Nghĩa là công dân và cả bị can cũng phải ghi âm, ghi hình.
Nguyên nghĩa, phát biểu của Thủ tướng là yêu cầu các cơ quan chức năng khi tiếp dân thì phải ghi âm, ghi hình và ngay cả khi hỏi cung thì cơ quan điều tra cũng phải ghi âm, ghi hình.
Đây là yêu cầu đối với các cơ quan và cán bộ tư pháp chứ không phải yêu cầu công dân hay bị can ghi âm ghi hình. Nói cho ngắn gọn là Thủ tướng không yêu cầu công dân phải ghi âm, ghi hình khi đến làm việc với các cơ quan chức năng.
Xin hỏi anh Xuân Dương, khi hỏi cung, thì bị can được ghi âm ghi hình không?
Nếu hiểu rộng câu nói của Thủ tướng trong ý “tiếp dân phải ghi âm ghi hình” thì nó cũng có nghĩa tương tự, rằng khi tiếp dân, thì cơ quan tiếp dân phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ ghi âm, ghi hình.
Đem ý của Thủ tướng vận dụng vào vào công tác tiếp dân của Hà Nội thì thấy, Ban tiếp dân, cán bộ tiếp dân của Hà Nội phải có trách nhiệm và nghĩa vụ ghi âm ghi hình buổi làm việc để đảm bảo quyền lợi của công dân.
Thực tế là tại các Trụ sở tiếp dân của Hà Nội đều được trang bị phương tiện ghi âm, ghi hình đầy đủ với mục đích (1) quản lý, giám sát cán bộ tiếp dân cũng như công dân đến làm việc; (2) ghi lại, lưu giữ thông tin phục vụ lâu dài và (3) để phòng ngừa trường hợp công dân có hành vi thiếu chuẩn mực, hành vi xấu, hành vi vi phạm pháp luật. Xét cho cùng, việc cơ quan tiếp dân ghi âm, ghi hình là để bảo vệ quyền lợi công dân.
Như vậy, công dân đến trụ sở tiếp dân không cần thiết phải ghi âm, ghi hình bởi cơ quan tiếp dân của Hà Nội đã làm điều đó, và công dân nếu cần có thể đề nghị trích xuất ngay lúc đó.
Nguồn: Tre làng