Cứ mỗi dịp tết đến xuân về lại là dịp để mỗi chúng ta nhìn lại thành quả của một năm đã qua. Với làng rân chủ cũng vậy, năm 2018 một năm đầy biến động, nhưng khi “tổng kết” lại thì có vẻ 2018 tiếp tục là một năm thất bại ê chề trong giới rân chủ:
1. Phong trào biểu tình ngày càng tan rã:
Năm 2018, có thể nói phong trào biểu tình của giới rận chủ tiếp tục đánh dấu một năm thụt lùi, khi không tổ chức được cuộc biểu tình nào ra hồn. Cái cớ để các rận chủ có thể hy vọng nhất để lôi kéo, kích động được đông đảo người xuống đường biểu tình trong năm 2018 chính là việc phản đối Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng cuối cùng cũng thất bại ê chề. Điển hình là những cuộc biểu tình hồi tháng 6/2018, có thể thấy các anh chị rận chủ tại Hà Nội đã nhanh chóng bị giải tán trước khi thực hiện được ý đồ; một số tỉnh phía Nam thì có những diễn biến phức tạp hơn, tuy nhiên sau đó thế nào cũng đã rõ, hàng loạt những kẻ tham gia gây rối đã bị trừng trị… khiến phong trào biểu tình vừa nổi đã nhanh chóng bị dập tắt.
Nguyên nhân của sự thất bại của phong trào biểu tình trong năm 2018 được xác định là do những mâu thuẫn, chia rẽ giữa các hội, nhóm, cá nhân trong giới rận chủ vẫn âm ỉ, chưa được giải quyết. Do vậy, với mỗi lý do biểu tình trong năm 2018 không một hội, nhóm, cá nhân nào có đủ uy tín để đứng ra kêu gọi, tập hợp lực lượng… Cá biệt có những rận chủ phát lời kêu gọi thì cũng bị “ném đá” tơi bời, không ai hưởng ứng (như trường hợp của Nguyễn Trung Lĩnh hồi tháng 5/2018 khi kêu gọi biểu tình chống TQ); lời kêu gọi “Tổng biểu tình dịp 02/9” cũng bị chính các rận chủ lên án vì cho rằng đó là lời kích động bạo lực (chuẩn bị bom xăng, gậy gộc, súng tự chế…) của số bên ngoài, đẩy người biểu tình trong nước vi phạm pháp luật…
2. Luật An ninh mạng – nỗi lo thường trực và sự bất lực của rận chủ trong việc phản đối:
Với 86,68% số phiếu tán thành, ngày 12/6/2018 Luật An ninh mạng đã được các đại biểu Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2019. Với những hành vi bị nghiêm cấm trong luật, đã khiến giới rận chủ không khỏi “nháo nhác”, hô hào để phản đối ngay từ khi vẫn còn là dự thảo và cả đến khi được Quốc hội thông qua. Bất lực trước việc phản đối Quốc hội thông qua Luật An nin mạng, giới rận chủ tiếp tục hô hào cộng đồng mạng tẩy chay Facebook, hô hào“chuyển nhà” từ Facebook sang Minds nhằm đối phó với những điều khoản của Luật An ninh mạng. Tuy nhiên cơn sốt “chuyển nhà” cũng chỉ được một thời gian ngắn, khi những rận chủ biến Minds thành sân chơi riêng và chửi cho nhau nghe mãi cũng chán, lại quay lại sử dụng Facebook như bình thường. Đến nay câu chuyện về Minds có lẽ đã đi vào dĩ vãng, chẳng ai còn quan tâm.
3. Hàng loạt những rận chủ tiếp tục được “nhập kho” và những vụ án được đưa ra xét xử:
Theo như thống kê của rận chủ Phạm Bá Hải – điều phối viên của “Hội tù nhân lương tâm”, trong năm 2018 số “nhà hoạt động dân chủ” bị bắt và kết án là 51 người, nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây. Những tội danh các rận chủ bị bắt trong năm 2018 chủ yếu là tội danh tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân và lợi dụng quyền tự do dân chủ như Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Trung Lĩnh, Lê Đình Lượng… hay tội cố ý gây thương tích như Vũ Văn Hùng.
Bên cạnh đó, năm 2018 cũng đánh dấu sự tan rã của “Hội anh em dân chủ”, khi vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đã được đưa ra xét xử sơ thẩm và phúc thẩm với mức án cho những rận chủ từ 7-15 năm tù. Sau một thời gian thi hành án, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà được “thoát nhà tù cộng sản” để sang Đức theo dạng tị nạn chính trị. Cứ tưởng Nguyễn Văn Đài sẽ vực dậy được “Hội anh em dân chủ” khi được tự do, nhưng rồi hết chuyện lùm xùm việc bầu bán chức danh trong Hội, đến việc Lê Thu Hà vạch trần bộ mặt Nguyễn Văn Đài là kẻ cơ hội… khiến “Hội anh em dân chủ” đến nay chỉ còn là hữu danh vô thực.
Nguồn: Loa Phường