Trang chủ Tin tức NHÂN DÂN ĐỒNG THUẬN VỚI QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN TẠI...

NHÂN DÂN ĐỒNG THUẬN VỚI QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN TẠI HÀ NỘI

156
0

Liên quan đến quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân” do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành, trong một thăm dò ý kiến dư luận của báo điện tử Dân trí thực hiện (kết thúc lúc 8h00 sáng ngày hôm qua 11/01/2019), đã có 20.966 lượt bình chọn và kết quả có 63,63% ủng hộ nội dung quy định; ý kiến bình chọn không ủng hộ và ý kiến khác chỉ chiếm 36,37%.

NHÂN DÂN ĐỒNG THUẬN VỚI QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN TẠI HÀ NỘI

Còn tính đến thời điểm hiện tại thì có 109.055 lượt bình chọn, kết quả là có 58,93% người ủng hộ nội quy này, ý kiến không ủng hộ hoặc ý kiến khác là 41,07%.

NHÂN DÂN ĐỒNG THUẬN VỚI QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN TẠI HÀ NỘI

Nhìn vào đây thì ai bảo là Nhân dân không tán thành quy định của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội? Cái quan trọng là vấn đề phải làm cho nhân dân hiểu bởi “tư tưởng không thông thì bình tông vác không nổi”. Nhân dân đã “thông”, đã hiểu rõ ngọn ngành rồi thì mọi việc sẽ chẳng có gì khó khăn. Và cũng qua kết quả này thì những kẻ có tư tưởng cực đoan lâu nay ra rả nhận mình là “nhân dân” và “đại diện cho dân” thì đã biết NHÂN DÂN thực sự thế nào. Hóa ra từ trước đến giờ bọn chúng toàn nhận vơ và nói phét chứ làm gì có nhân dân nào như chúng.

Nhân đây tác giả cũng muốn cung cấp thêm một số thông tin đến quý giả để có mọi người có một cái nhìn đúng đắn nhất về quy định này.

Trước hết, hôm qua, ngày 11/01/2019, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp với đại diện Thanh tra Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị có liên quan để xem xét về tính pháp lý của Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành về nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố. Theo kết luận của Bộ Tư pháp, Quy định số 12 của UBND Thành phố Hà Nội là hoàn toàn hợp hiến, đúng quy định pháp luật.

Để hiểu rõ về tính hợp hiến của Quyết định số 12, tác giả xin được trích dẫn một số điều luật để quý độc giả rõ:

Bộ luật dân sự có quy định tại Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Do đó, quy định này ra đời cũng là để chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi làm việc, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác.Nội quy này để thống nhất cách ghi âm, ghi hình với thái độ văn minh, lịch sự tránh hành động phản cảm.

Trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” – Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nói.

Thêm nữa, hiện nay tất cả các phòng tiếp công dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều đã được trang bị camera ghi âm và ghi hình. Vì thế, người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ ghi âm, ghi hình sẽ được bàn giao và lập biên bản ghi nhận sự việc.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã trả lời báo chí và khẳng định việc ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố hoàn toàn phù hợp với luật hiện hành.

Điều 7 Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định về Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

“Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền: Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Việc ghi âm, ghi hình phù hợp sẽ không làm gián đoạn, đứt mạch và gây ảnh hưởng đến chất lượng buổi tiếp công dân.

Mọi người cần hiểu rằng quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân” KHÔNG phải là quy định cấm mà là đòi hỏi phải có sự đồng ý của cán bộ tiếp dân thì mới được ghi âm, ghi hình nhằm mục đích hướng đến bầu không khí làm việc trong các buổi tiếp công dân được tốt và hiệu quả nhất.

Mục đích của nội quy là như vậy chứ không phải là CẤM. Tác giả đơn cử trường hợp đã xảy ra trong thực tế thế này: Một số người khi được tiếp thì họ lại cầm điện thoại dí sát vào mặt cán bộ tiếp công dân. Không riêng gì Hà Nội mà ở nhiều nơi, nhiều người dân đã làm như thế. Chẳng những thế, khi đến làm việc tại Trụ sở, họ liền livestream ra ngoài khiến buổi làm việc không hiệu quả và họ ghi hình vì “mục đích khác”, không phải đi khiếu kiện. Và họ cho đó là quyền “giám sát” của mình.

Xin thưa rằng, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định. Nhưng điều đó không có nghĩa là quyền giám sát này được gây ảnh hưởng cho hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Mà ở đây, rõ ràng những người được cán bộ tiếp dân phục vụ đã có những hành động với mục đích không phải vì chuyện khiếu nại, tố cáo của họ.

Rõ ràng, người tiếp công dân có nhiệm vụ quan trọng là phải tận tình, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ công dân. Khi lắng nghe kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hay phản ánh của người dân đòi hỏi cán bộ tiếp dân bình tĩnh. Do vậy, dưới góc độ công dân phải có thái độ ứng xử chuẩn mực, văn minh để cùng nhau thực hiện buổi tiếp công dân đúng quy định; và mục đích ghi âm, ghi hình của công dân là để phục vụ quá trình giải quyết công việc, không được gây ảnh hưởng tới cơ quan nhà nước và làm mất thời gian của các công dân khác./.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây