Có lẽ đó là thứ tinh thần mà bất cứ nền lập pháp nào cũng phải quán triệt và lưu tâm. Và trên nền tảng của điều đó thì thật dễ hiểu làm sao khi đa phần những kẻ phản đối dự luật và khi luật có hiệu lực đa số là những kẻ không mấy tử tế. Chúng sợ hãi khi có một cái dây thọng lọng đang hiện ra trước mặt mình và xử lý mình chỉ cần có hành vi trái luật.
Cho nên, với những trò phản đối luật an ninh mạng khi đạo luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 1.1.2019 không hẳn là cái gì đó quá lớn lao để bận tâm và suy xét. Sự phản kháng luôn đến khi hoặc lợi quyền bị đụng chạm hoặc họ đang đứng trước những nguy cơ gây tổn hại mình.
Với luật an ninh mạng, là người đồng ý với đạo luật này ngay từ đầu, Mõ có lời khuyên dành cho các mạng “gơ” rằng, trong khi đạo luật này đang phải chờ có nghị định hướng dẫn để thi hành, để cụ thể hoá các điều khoản thì đấy là khoảng trống, là quãng thời gian mà với tinh thần nhân đạo, nhân văn nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật đang “cố tình” tạo ra để ai đó nhìn nhận để tự chấn chỉnh mình.
Hãy tự soi sửa mình vào luật, nhất là các hành vi cấm để khi lâm trận không quá bỡ ngỡ và khi bị xử lý thì không cần qúa bận tâm, đắn đo và chất vấn.
Và nếu như trước đây chính sự thờ ơ khiến cho công cuộc phản đối luật chưa đâu vào đâu thì nay để bảo vệ mình cái vị nên sốt sắng và quan tâm với những điều lớn lao đó hơn, kẻo hối không kịp.
Sự tắc trách trong mọi sự luôn để lại những dấu ấn tiêu cực. Do đó, với bất cứ ai để luật an ninh mạng không “quàng” vào người thì cần có sự ứng xử thực xử thực sự khôn ngoan. Chỉ có những con bò mới cố tình lao vào luật mà không hiểu đó là cái gì. Quyền lực nhà nước sẽ hoàn toàn đủ khả năng biến những con bò đó trở thành những kẻ thuần chủng và ngoan hiền nhất.
Và hơn hết hãy nhớ rằng một khi luật đã có hiệu lực, có chế định đi kèm thì bất cứ ai cũng sẽ là nạn nhân nếu cứ mãi mang tư duy của những kẻ chỉ ưa thực thi luật rừng và dùng miệng lưỡi để tấn công lại các đạo luật; kể cả khi mọi thứ đã “an bài”.
Nguồn: Mõ làng, Tháng Một 11, 2019