Trang chủ Đối tượng Không thể chấp nhận lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên

Không thể chấp nhận lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên

6
0

Bài chép của Fb Hồ Ngọc Thắng

Mới đây, trang phản động Chân Trời Mới, đăng lại lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên đã gây bức xúc cho người VN chân chính. Theo tôi, về phương diện ngôn từ, việc sử dụng cụm từ „ngày tiếp quản Thủ đô“, không sai, nhưng hoàn toàn sai và đáng phê phán khi dùng nó để lập luận rằng Chính phủ VNDCCH chẳng làm gì cả, chỉ đơn giản được người Pháp trao chính quyền. Lập luận này sai không chỉ về phương diện lịch sử mà cả về quan điểm chính trị, bởi vì qua đó phủ nhận thành quả của cách mạng VN dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng CSVN, đặc biệt là phớt lờ sự hy sinh xương máu, mồ hôi nước mắt, của cải và tiền bạc của hàng triệu người VN. Với phát biểu này, một lần nữa, PXN thể hiện rõ ràng tư tưởng chống đối chế đô. Để thấy rõ mức độ chống phá của PXN, chúng ta chỉ cần đọc những dòng chữ sau đây của Bách khoa toàn thư mở:

Không thể chấp nhận lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên

“Phạm Xuân Nguyên ủng hộ quan điểm đa nguyên, ủng hộ Phong Lê và Nguyễn Huệ Chi, đòi tự do trong sáng tác văn học. Ông thường xuyên ký tên trong các văn bản như Phản đối Dự án Bauxite Tây Nguyên, Vận động thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự, Vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Phạm Xuân Nguyên còn tham gia các hoạt động biểu tình trên đường phố với danh nghĩa chống Trung Quốc“.

Về cái gọi „Văn đoàn độc lập“ có nhiều bài viết của truyền thông chính thống của VN được lưu giữ trên mạng, thí dụ, Báo Công an Nhân dân ngày 21/08/2017 đăng bài với tiêu đề: Khoác áo “nhân sĩ” giở trò phỉ báng lịch sử. Trong đó có đoạn:

Trong clip tung lên mạng xã hội dài hơn 5 phút với sự tham gia của một số “nhân sĩ trí thức” có tên trong nhóm tự xưng “Văn đoàn độc lập”, hình ảnh anh hùng Võ Thị Sáu đã bị số này bóp méo bằng những thông tin rất kệch cỡm.

Để hiện thực hóa mưu đồ chống Đảng, chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước, các thế lực thù địch không từ bất cứ một thủ đoạn nào, trong đó có chiêu bài xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, nhạo báng tiền nhân… nhân các sự kiện văn hóa, chính trị trọng đại của dân tộc. Tuy nhiên, việc một số văn nghệ sĩ một thời có tiếng tăm, từng được Đảng và nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, nâng đỡ để có được chỗ đứng, trước đây có những đóng góp nhất định cho văn học nghệ thuật nước nhà, nay lại phỉ báng lịch sử, chế nhạo sự hi sinh xương máu của những anh hùng liệt sĩ, là hành động trái với đạo lý làm người.

Còn Báo Bình Định Online, ngày 15/02/2023 đăng bài: Lợi dụng văn học nghệ thuật để chống phá đất nước. Trong đó có đoạn:

Các tác phẩm văn học nghệ thuật “nhuốm màu” chính trị, “cài cắm” những tư tưởng phản động sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần của xã hội. Văn học nghệ thuật là một trong những lĩnh vực được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước.

Văn học nghệ thuật là những nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của con người, văn học nghệ thuật có thể len lỏi vào trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người. Nếu như đó là những thông điệp tốt đẹp sẽ truyền cảm hứng, làm cho cuộc sống tốt hơn nhưng nếu các tác phẩm văn học nghệ thuật “nhuốm màu” chính trị, “cài cắm” những tư tưởng phản động sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần của xã hội. Và cũng vì thế, văn học nghệ thuật trở thành một trong những lĩnh vực được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước.

Nhân đây xin nhắc lại, 10 năm về trước, cá nhân tôi (HNT) cũng đã công khai phê phán Phạm Xuân Nguyên bằng cách chỉ thẳng vào mặt và nêu rõ họ tên. Đó là bài Bình luận đăng trên Báo Nhân Dân liên quan đến cái gọi là „vụ Nhã Thuyên“ ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, được ví là „vụ Nhân văn giai phẩm thứ 2“, với tiêu đề: Họ đâu cần quan tâm tới khoa học. Tôi và Nhà phê bình văn học Trần Việt Quang là tác giả của bài báo đăng trong mục Bình luận-Phê phán. Bài báo này hiện còn được lưu giữ bởi trang mạng Báo Mới (đường link: https://vietnamnet.vn/ho-dau-can-quan-tam-toi-khoa-hoc-170727.html)

Nguồn ảnh minh họa: báo Tiền Phong (Đường link: https://tienphong.vn/chap-nhan-cho-ong-pham-xuan-nguyen-tu-chuc-post958460.tpo)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây