Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Tân cố tình xuyên tạc hoạt động xuất khẩu lao động...

Việt Tân cố tình xuyên tạc hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

16
0

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tận dụng nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế – xã hội, trong đó, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là biện pháp quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ lao động, … đồng thời góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước khác trên thế giới.

Việt Tân cố tình xuyên tạc hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Tuy nhiên, với mục đích xuyên tạc, chống phá, mới đây, trên trang Facebook Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung: “Phí môi giới người lao động làm việc tại nước ngoài của Việt Nam cao vì Bộ lao động bảo kê môi giới”, hay “Xuất khẩu lao động sang Nhật, họ không lấy tiền của lao động Việt Nam nhưng chính quyền cùng đám sân sau cấu kết cắt phế… ”. Đây là luận điệu hết sức vô lý nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta.

Trước hết phải khẳng định, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau góp phần tạo điều kiện cho người lao động trong nước sang làm việc tại nước ngoài, trong đó phải kể đến Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020; Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 15/12/2021. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc để phản bác luận điệu xuyên tạc của Việt Tân.

Thứ nhất, căn cứ vào điểm d, khoản 2, Điều 6 Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài năm 2020 thì người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ và ký quỹ theo quy định của pháp luật

Thứ hai, căn cứ vào Điều 8, Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH thì với thị trường Nhật Bản, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành nghề thực tập sinh kỹ năng số 3 và lao động kỹ năng đặc định là 0 đồng. Riêng với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Thứ ba, căn cứ vào Điều 8, Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước của Thủ tướng Chính phủ thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng

Như vậy, rõ ràng mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với từng ngành nghề ở Nhật Bản là khác nhau, không phải ngành nghề nào mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động cũng là miễn phí. Do vậy, việc Việt Tân cho rằng người lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền là không chính xác. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của quốc gia đó, do vậy việc so sánh mức thu trần tiền dịch vụ người lao động của Việt Nam so với Philippines, để cho khẳng định Việt Nam đang “cắt cổ” người lao động là không phù hợp. Thậm chí, theo Thông tư 21/2021 cũng quy định một số thị trường, ngành, nghề, công việc có mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với là 0 đồng như lao động giúp việc gia đình (Malaisia, các nước Tây Á), hay một số ngành nghề không phải người lao động không ký quỹ như người lao động sang làm việc tại Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông …

Những thông tin của Việt Tân đã đưa là hoàn toàn xuyên tạc, sai sự thật. Vì vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, không để bị lợi dụng lòng tin vào những thông tin vô căn cứ như trên.

THANH HÀ – LÊ THÀNH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây