Mới đây trên trang mạng Facebook, Việt Tân có đăng tải một bài viết liên quan đến việc phát hành bộ phim “Đào, phở và piano” với lời lẽ hết sức phản động: “Cục trưởng Cục Điện ảnh muốn phát hành phim “Đào, phở và piano” trên toàn quốc và ưu tiên khung giờ vàng. Lý do chính là vì: doanh thu phải nộp 100% vào ngân sách Nhà nước. Mà vào ngân sách có nghĩa là vào túi quan. Khôn như thế quê tôi đầy!”. Đây là một luận điệu xuyên tạc, chống phá hết sức manh động nền điện ảnh nước ta, cần phải loại bỏ.
“Đào, phở và piano” là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại sử thi – tình cảm ra mắt vào ngày 10 tháng 2 năm 2024 (tức mùng 1 Tết Nguyên Đán) do Phi Tiến Sơn làm đạo diễn. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm NSƯT Trần Lực, NSND Trung Hiếu, Doãn Quốc Đam, Tuấn Hưng, Nguyệt Hằng, Anh Tuấn…
Bộ phim tái hiện lại không khí trong 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 trong trận chiến bảo vệ Thủ đô.
Trong những ngày khói lửa ấy, tinh thần, cốt cách của người Hà Nội xưa vẫn được khắc họa rõ nét. Đó là mối tình mãnh liệt của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam) với cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh), là người họa sĩ già với ước mơ vẽ một bức tranh để đời, là vợ chồng người bán phở trong hoàn cảnh nguy nan vẫn mong làm được một bát phở đúng vị…
Mấy ngày gần đây, bộ phim “Đào, phở và piano” bỗng gây sốt khiến Trung tâm chiếu phim Quốc gia phải liên tục tăng suất chiếu.
Bộ phim gây sốt tới mức nhiều khán giả không mua được vé, hệ thống đặt vé của Trung tâm chiếu phim Quốc gia bị tê liệt và phía Trung tâm đã phải liên tục tăng suất chiếu.
Trước nhu cầu thưởng thức phim ngày càng tăng, Cục Điện ảnh đã có đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phát hành “Đào, phở và piano” trên toàn quốc.
Có thể nói, việc Đào, phở và piano gây sốt là bước ngoặt lớn cho dòng phim lịch sử. Phim vốn là tác phẩm do nhà nước đặt hàng, không nhằm mục đích thương mại. Không giống với những tác phẩm điện ảnh khác, phim không truyền thông rộng rãi, thậm chí còn không có cả trailer.
Việc Đào, phở và piano gây cơn sốt phòng vé cũng là minh chứng rõ ràng cho việc người trẻ không lãng quên lịch sử. Họ vẫn miệt mài tìm kiếm những mảnh ghép để hoàn thiện bức tranh đầy bi tráng và hào hùng mà lớp lớp cha anh đã tạo dựng.
Một việc quá rõ ràng là xuất phát từ nhu cầu của khán giả đối với bộ phim nên Cục Điện ảnh mới có đề xuất, còn chưa thực hiện, thế nhưng Việt Tân lại đưa ra những lời lẽ đầy phản động, với mục đích chống phá nền điện ảnh nước ta, phủ nhận lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống tốt đẹp, nâng cao tinh thần cảnh giác, loại bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của Việt Tân.
TRỊNH XUÂN
Nguồn: Đấu trường Dân chủ