Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn gây chia rẽ ở vùng...

Nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn gây chia rẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

61
0

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc nói chung, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn gây chia rẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với 53 dân tộc thiểu số, sinh sống tại 54 tỉnh, thành phố, chủ yếu tại khu vực miền núi, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chương trình, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch đã gia tăng hoạt động chống phá nhằm gây chia rẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quyết liệt, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực với nhiều phương thức, thủ đoạn, vừa công khai, vừa lén lút, bí mật, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh, địa bàn cụ thể, các đối tượng xấu lại có những luận điệu chống phá khác nhau. Chúng rêu rao rằng, đồng bào dân tộc thiểu số bị cho “ra rìa” khỏi đời sống chính trị của đất nước, bị “phân biệt đối xử”; từ đây, chúng đánh lừa người dân về quyền dân tộc tự quyết, kích động đồng bào tiến hành các hoạt động ly khai, tự trị, thành lập nhà nước riêng. Chúng xuyên tạc rằng, Đảng, Nhà nước ta đối xử bất công, không đầu tư, chăm lo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, thiếu thốn. Chúng vu khống Đảng, Nhà nước ta không tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, đang tiến hành “đồng hóa văn hóa” để phục vụ mục đích “cai trị”. Ngoài ra, nhiều luận điệu hết sức thâm độc khác cũng được chúng tung ra để công kích, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam “phân biệt đối xử”, “ngược đãi đồng bào dân tộc thiểu số”.

Không gì khác, mục đích của chúng không gì kháclà nhằm gây hoang mang, dao động, xói mòn niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước; kích động chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Hoạt động chống phá mà các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị thực hiện đã tạo ra nhiều nguy cơ gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam.

Để củng đấu tranh với thủ đoạn gây chia rẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai giải pháp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới. Quan tâm công tác phát triển đảng viên ở các thôn đặc biệt khó khăn, nhất là dân tộc ít người. Phát huy vai trò của người có uy tín tại các xã, thôn bản góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Hai là, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; có giải pháp phù hợp để bảo đảm tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số hài hòa, hợp lý trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Có chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Ba là, tập trung các nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá xã, thôn bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới. Đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, bảo đảm các hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, dịch vụ xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

Bốn là, bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Nắm vững tình hình an ninh chính trị, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.

HẬU PHƯƠNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây