Có lẽ chúng ta không còn quá khó khăn để nhận diện bộ mặt thật của những đối tượng phản động, những phần tử cơ hội hàng ngày ra rả công kích chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo, miệt thị đất nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống phá Đảng và nhà nước ta. Đối tượng Nguyễn Văn Đài là 1 trong số đó. Không biết từ bao giờ, Nguyễn Văn Đài cùng bè lũ luôn gắn với chiêu tuyên truyền, phát ngôn khơi mào mâu thuẫn hòng tác động tới lòng trắc ẩn, kích động người dân chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta một cách thâm độc như thế.
Chúng ta đều biết, xã hội chủ nghĩa mà cả nước đang xây dựng là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Cụ thể là về kinh tế trong công cuộc đổi mới, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong những năm vừa qua, về xã hội thì an sinh đời sống được nâng cao, quyền lợi của người dân ngày càng được ưu tiên, bảo vệ. An ninh, chính trị nội địa ổn định, an toàn, duy trì bền vững. Đó chính là lí do chúng ta cần phải bảo vệ vững chắc những thành quả này.
Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, vì lợi ích của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Chính vì vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người.
Từ khi XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá khiến một số người dân bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn sai đường, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài xích chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản.
Chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, trong đó chúng tập trung cao nhất vào chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam với những âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt và vô cùng nguy hiểm. Đây là thủ đoạn cũ rích, nhưng chúng luôn coi là một trọng điểm chống phá với những chiêu trò hết sức tinh vi, thâm độc. Chúng xuyên tạc, phủ nhận đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng.
Mỗi người chúng ta cần xem xét thái độ, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng; tích cực học tập, rèn luyện đóng góp công cuộc xây dựng đất nước; đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là các thế lực thù địch sử dụng các chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Chúng ta cũng cần chú ý phân biệt rõ giữa “đấu tranh tích cực” với “đấu tranh thù địch”. Nếu “đấu tranh tích cực ”, tức là đóng góp, xây dựng nhưng không giống quan điểm của Đảng (do Đảng chưa tính tới, chưa kịp thời cập nhật…) mà không trái với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, có lợi cho đất nước và nhân dân, thì cần nghiên cứu tiếp thu. Còn nếu “đấu tranh thù địch ” là ngược với mục tiêu, lý tưởng, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc thì cần phải kiên quyết lên án và đấu tranh bác bỏ.
PHONG. TRẦN
Nguồn: Đấu trường Dân chủ