Trang chủ Đối tượng Về phát biểu của anh võ sư Đoàn Bảo Châu

Về phát biểu của anh võ sư Đoàn Bảo Châu

72
0

Thú thực tôi phát lộn mửa khi đọc stt của anh võ sư Đoàn Bảo Châu viết trên Fb Chau Doan của anh. Nguyên văn như trong hình: 

Về phát biểu của anh võ sư Đoàn Bảo Châu

Tôi không rõ anh kém hiểu biết hay có ý đồ gì khác mà đánh tráo khái niệm, biến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai thành cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn. Tôi cũng không rõ anh có chịu đọc tài liệu của chính những người trong chế độ VNCH trước năm 1975 hay không mà dám xu môi kèn sáo cho nền Giáo dục và nền kinh tế VNCH như thế.

Xin nói lại với anh 3 điểm:

1.

Một người biết đọc thông viết thạo thì có thể hiểu được rằng, đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, lật đổ chế độ tay sai bán nước có nghĩa là giải phóng anh Đoàn Bảo Châu ạ.

Trên danh nghĩa, người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam là vào ngày 29/3/1973 bởi Hiệp định Paris và là cái cớ để giữ thể diện cho chính phủ Mỹ. Nhưng thực chất Mỹ vẫn can thiệp bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Việt Nam hóa chiến tranh là gì thì xin mời anh tự tra cứu trên wikipedia. Thực chất  Mỹ vẫn giữ các cố vấn quân sự tại Việt Nam và quyết định gần như mọi thứ. Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn chỉ là con rối, chỉ đâu đánh đó, bởi lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ Mỹ mà bản thân không làm được bất cứ thứ gì.
Anh nên nhớ, ngày 30/4/1975, những người Mỹ cuối cùng, bao gồm cả những cố vấn quân sự mới rút khỏi miền Nam. Anh có thể gõ trên mạng để thấy được những hình ảnh đó.

2. 

Về kinh tế, anh nói “Về kinh tế thì nếu không “giải phóng” bây giờ mức sống của miền Nam chắc hẳn rất cao, không thua kém Singapore, Hàn Quốc”. 

Xin thưa, đó là giọng điệu tự sướng của những kẻ mù chữ, ít học. Tôi đoán, anh chưa đọc Thống kê của Ngân hàng thế giới về GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa và một số nước giai đoạn 1960 – 1975 như hình dưới đây:

Về phát biểu của anh võ sư Đoàn Bảo Châu

Nhìn vào thống kê này, mà dám nói sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 vượt xa cả Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixia… thì chắc chắn là kẻ hoang tưởng vĩ đại. Anh Châu thuộc giống đó.

Nên nhớ, GDP của VNCH trước năm 1975 không phải hoàn toàn do chính họ tạo ra, mà trong đó còn có 10 tỷ USD viện trợ kinh tế từ Mỹ, 16 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ, 10 tỷ USD của lính nước ngoài chi tiêu tại Nam Việt Nam. 

Giai đoạn từ 1955-1973, GDP đầu người của VNCH có cao hơn so với Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nguyên nhân chính là do nguồn viện trợ khổng lồ từ Mỹ. Tuy nhiên, năm 1974, khoảng cách GDP đầu người giữa hai miền Bắc-Nam là ngang nhau. Điều này là do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ từ năm 1973 và kinh tế Việt Nam Cộng hòa đi vào suy thoái. 

Một thống kê cho rằng, 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu của Chính phủ VNCH là lấy từ viện trợ kinh tế Mỹ. Sự phồn vinh của đô thị ở miền Nam không phải do nội tại của nền kinh tế mà do nguồn viện trợ của Mỹ và chi tiêu của quân viễn chinh Mỹ. Từ năm 1971-1975, lượng viện trợ kinh tế từ Mỹ còn lớn hơn cả tổng số của cải do VNCH Cộng hòa làm ra.

Về bản chất, chế độ VNCH là chế độ bù nhìn của Mỹ. Quân sự, chính trị, kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ. Sài Gòn và các khu vực xung quanh dưới thời Pháp và Mỹ đều được bơm tiền để đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của quan chức, quân đội Pháp, Mỹ, chư hầu và Ngụy… 

Việc nhận quá nhiều viện trợ, tồn tại phụ thuộc viện trợ tạo ra tâm lý ỷ lại vào viện trợ Mỹ và dễ nản lòng khi Mỹ giảm viện trợ. Năm 1974, khi Mỹ cắt giảm viện trợ thì VNCH cũng lập tức lâm vào khủng hoảng kinh tế. 

Một đặc trưng của kinh tế Việt Nam Cộng hòa là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. 

Do đó, nói người miền Nam giàu thì phải nói chính xác là người miền Nam gốc Hoa. Đại bộ phận nhân dân miền Nam đều sống ở vùng quê nghèo khổ, lại phải hứng chịu các trận càn của quân quốc gia và quân đội Mỹ, quân đội chư hầu. Phần lớn người dân miền Nam không chấp nhận quân xâm lược, nên đã chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ và chống cả tay sai (tức ngụy quân, ngụy quyền).

Ai đó muốn gom tất cả người miền Nam vào quan điểm mang tính chủ quan và quy chụp như: ”người dân miền Nam không cần giải phóng”, ”miền Nam dưới thời VNCH giàu mạnh”, ”nếu không giải phóng thì miền Nam giờ đây……”… thì đó là một sự xúc phạm đến đại bộ phận Nhân dân miền Nam.
Trong cuốn sách của mình, James M. Carter, giáo sư Đại học Drew đã nhận xét “Chưa bao giờ “nhà nước hư cấu miền Nam Việt Nam” (fictive state) có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ.”

Nói về kinh tế thời VNCH, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó” và “thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 – 1975), viện trợ Hoa Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD/năm, tức là còn lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra”.

Giáo sư kinh tế Nguyễn Văn Hảo trong bản Phúc trình dự án thành lập Quỹ Phát triển Kinh tế củ chế độ ngụy Sài Gòn đã nhận định “viện trợ còn thì còn kinh tế Việt Nam Cộng hòa, hết viện trợ thì kinh tế Việt Nam Cộng hòa cũng hết”.

Nhà báo Anh David Hotham viết: “Người ta khoe rằng Việt Nam Cộng hòa đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington”.

Một chế độ lười nhác, không chịu đứng trên đôi chận của mình, không tự lực tự cường, tồn tại bằng cách ăn bám một nước giàu thì cuối cùng cũng tự sụp đổ mà thôi.

3.

Còn đây là giáo dục VNCH mà các anh tụng ca là “nhân bản, dân tộc, khoa học, khai phóng”, rồi chê bai nền giáo dục hiện tại của ta. Xin trích một số ý kiến của chính các nhà giáo dục thời VNCH cho khách quan, xem người ta đánh giá chất lượng của nền giáo dục Ngụy như thế nào. Các ý kiến này đều được đăng trong các sách báo, tạp chí của thời Ngụy và được lưu giữ cho đến ngày nay. Dưới đây là những đoạn trích để trong ngoặc kép. Các Sách vở được trích ghi ở phần cuối status này để mọi người kiểm chứng.

Ý kiến của Nguyễn Tử Lộc; “Thực chất giáo dục miền Nam Việt Nam”; Tạp chí Văn học; số 69/ 1966; tr.4):

“Giáo dục Việt Nam vẫn ca tụng những lý tưởng nhân bản, dân tộc, khoa học, khai phóng: Còn gì quý báu, cao cả hơn.

Nhưng nhân bản ở chỗ nào khi một nửa số trẻ em trai gái không được đi học tiểu học; khi 50% dân chúng còn mù chữ?

Nhân bản chỗ nào khi nó chỉ nhằm phục vụ cho một thiểu số trưởng giả ở thành thị; khi đại đa số nhân dân nông thôn và thành thị nghèo hèn bị lãng quên và khinh bỉ?

Dân tộc ở chỗ nào khi chính tiếng quốc ngữ bị các nhà đại trí thức khinh bỉ, chà đạp; khi giai cấp thượng lưu của xã hội cho con cái đi học trường Tây, trường Mỹ…?

Khoa học ở chỗ nào khi có cái học từ chương, buôn bằng bán chữ; khi tổng số học sinh, sinh viên kỹ thuật chỉ là 0,5% tổng số học sinh, sinh viên; khi sự mê tín dị đoan còn ngự trị trong khắp miền thôn quê 80% dân số?

Khai phóng ở đâu khi chung quanh toàn những cảnh ngông cuồng, ăn cướp, ăn cắp… đưa lên làm mẫu mực; …khi những bộ mặt to lớn chường ra đầy dơ bẩn và độc hại ? Khi xã hội dành cho đại đa số thế hệ đang lên số phận bi đát của bần cùng, nhục nhã, lầm than, tuyệt vọng ?”

Ý kiến của Vũ Quốc Thông, trong sách Cải tổ giáo dục, tr139:

“Các nhà hữu trách về giáo dục đã dựa vào một ý niệm khá mơ hồ là “Phát triển một nền giáo dục Nhân bản, Khoa học, Dân tộc và Khai phóng”. Kết quả là một sự phát triển không định hướng, lộn xộn và chắp vá. Nếu có những ông Tổng/ Bộ trưởng nào định thi hành một chính sách giáo dục nào đó thì họ cũng không làm được, vì một lẽ rất đơn giản là chưa thu xếp xong cơ cấu, họ đã phải từ bỏ nhiệm vụ… Có trường hợp chỉ trong vòng 5 năm (1964-1969) người ta đã thấy có tất cả 14 vị Tổng trưởng lần lượt tới ngồi ở cương vị lãnh đạo ngành giáo dục. “Mỗi vị có một chủ trương, một đường lối khác nhau, không chịu xét theo, tiếp nối công trình của vị tiền nhiệm, thường muốn lưu lại một cái gì, muốn mở một kỷ nguyên mới cho những trang sử của nền giáo dục nước nhà…”

Ý kiến của Hoàng Văn Đức, trong Cải tổ giáo dục, tr103:

“Khuyết điểm căn bản là thiếu hẳn một tư tưởng chỉ đạo, một chủ thuyết, một định nghĩa văn hóa chính xác, làm kim chỉ nam cho chính sách giáo dục. “Dĩ nhiên chúng ta đã nghe thấy nói nhiều đến chủ nghĩa quốc gia, tự do và dân chủ, đến văn hóa dân tộc, văn hóa khai phóng và văn hóa tiến bộ. Nhưng tất cả mới chỉ là những danh từ thiếu định nghĩa nhất là thiếu thực hành cho nên đặt tiêu chuẩn như vậy cũng như không đặt. Trong địa hạt giáo dục cũng như trong mọi địa hạt khác, chúng ta chỉ làm việc một cách tắc trách…”

Ý kiến của Thích Đức Nghiệp, trong Cải tổ giáo dục, tr46:

“Ngoài ra, còn có những cản trở đáng tiếc khác mà người lãnh đạo ngành giáo dục không biết tới để sửa chữa. Đó là căn bệnh kỳ thị Nam, Bắc và tình trạng tranh chấp ngấm ngầm giữa lớp Cũ và lớp Mới… “Sự kỳ thị [Nam, Bắc] không có chi lớn lao nhưng cũng là chuyện đáng buồn, gây trở ngại cho sự tiến bộ chung. Sự tranh chấp âm thầm giữa Cũ và Mới: Cũ tức là lớp người thừa hưởng nền giáo dục của Pháp, đang có những đặc quyền đáng kể. Còn Mới là số người hấp thụ nền giáo dục của Mỹ, của hiện tại…”

Trong bài thuyết trình “Những khuyết điểm của nền giáo dục hiện đại” đọc trước Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, ông Nguyễn Chung Tú (GS Đại học Khoa học Sài Gòn) cũng mạnh dạn nêu rõ: “Nền giáo dục hiện nay của chúng ta có tính cách vay mượn, chịu ảnh hưởng ngoại lai, hay nói cho đúng hơn là một di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến: thiếu tính cách độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn cảnh xã hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước. Mà vì vậy cho nên thiếu hẳn một chính sách rõ rệt, dựa trên những căn bản vững chắc, không thấy có một kế hoạch lâu dài, có cải tổ cũng chỉ là đôi chi tiết.

“Cũng vì vậy mà chương trình không thống nhất, thay đổi tùy theo chánh phủ, bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc, trình độ mỗi ngày mỗi kém.

“Một khuyết điểm nữa của chương trình… là chương trình nặng về lý thuyết có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế, thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lý, tới sắc thái địa phương, không sử dụng thiên nhiên địa phương, khoa học quan sát tại chỗ, không thực dụng, không hướng nghiệp, học sinh ít có giờ thực tập, trường kỹ thuật quá ít so với các trường phổ thông. Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao quát, nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục.”

Tôi có khá nhiều tư liệu giáo dục của chế độ ngụy trong tay và còn quá nhiều nội dung có thể trích dẫn, nhưng dung lượng có hạn, do đó, tôi dừng ở đây.

Dài dòng như thế để cho anh thấy, anh quá ngạo mạn và hồ đồ nên dẫn đến nhận xét rất nhảm nhí.

***

Tham khảo:

– Nguyễn Tử Lộc; Thực chất giáo dục miền Nam Việt Nam ; Tạp chí Văn học; số 69/ 1966.

– Nguyễn Quỳnh Giao, Cải tổ giáo dục, Thăng tiến xuất bản, Sài Gòn, 1970.

Ong Bắp Cày

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây