Ngày 06/02/2023, trên trang facebook của đài Châu Á Tự do (RFA) có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Lấy phiếu tín nhiệm: chiêu trò mị dân”. Đây là bài viết mang ý đồ xuyên tạc, hoàn toàn trái ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Thực chất bài viết nhằm xuyên tạc chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát của của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với các chức danh, chức vụ cán bộ do mình bầu ra.
Quy định 96/QĐ-TW ngày tháng năm 2023 của Bộ Chính trị khóa XIII thay thế cho Quy định 262/QĐ-TW chỉ rõ: Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm bảo đảm quyền của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo đảm tiêu chuẩn của người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thể hiện quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Như vậy, Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị là phù với quy định trong Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đồng thời phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những luận điệu như trên của Đài Châu Á tự do hòng xuyên tạc, kích động, bôi nhọ hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam về không ngừng phát huy dân chủ nhất là đổi mới, nâng cao hoạt động của Quốc hội. Thực tiễn ở Việt nam trong thời gian qua đã chứng minh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã và đang góp phần quan trọng trực tiếp thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Mỗi chúng ta cần cảnh giác trước những tin, bài viết như trên; luôn giữ vững lập trường chính trị, tin tưởng tuyệt đối và sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải tích cực nghiên cứu học tập nâng cao nhận thức, không ngộ nhận, mắc mưu các thế lực phản động, thù địch.
PHÚ. QUANG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ