Trang chủ Luận bàn - Phản biện USCIRF lại xuyên tạc tình hình Việt Nam – Bài 2: Chẳng...

USCIRF lại xuyên tạc tình hình Việt Nam – Bài 2: Chẳng có gì mới với hoạt động của USCIRF

73
0

Như đã nói, Những ai theo dõi USCIRF lâu nay thì đều không lạ gì tổ chức này. USCIRF được thành lập năm 1998 theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (IRFA) nhằm giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc. USCIRF sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để giám sát các vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập riêng biệt và khác với Bộ Ngoại giao. USCIRF  thường xuyên ra các Báo cáo thường niên (Annual report) nhằm “phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên trong ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy; có thể nói, đây là “cá mè một lứa” cùng với những “phóng viên không biên giới”, “theo dõi nhân quyền”, “Ân xá quốc tế”… Cái gọi là “báo cáo thường niên” về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới của USCIRF thực chất không bao quát được toàn bộ tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, cả về mặt địa lý lẫn về mặt thực tế diễn ra trong lĩnh vực tôn giáo. Về mặt địa lý, báo cáo này dường như chỉ tập trung vào một vài quốc gia mà nếu nêu tên, sẽ chẳng ai ngạc nhiên và bất ngờ: Cu Ba, Nga, Việt Nam, Syria, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran; toàn là những nước mà đã hoặc đang “đối đầu” Mỹ hoặc theo chủ nghĩa xã hội. Và nếu như “Ân xá quốc tế” sáng tạo ra thuật ngữ “tù nhân lương tâm”, thì USCIRF sáng tạo ra cái gọi là “Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt về tôn giáo” – CPCs như tôi đã nói ở trên. Ngoài ra, USCIRF còn có “các quốc gia cần được Bộ Ngoại giao Mỹ theo dõi” với mức độ thấp hơn CPCs.

USCIRF lại xuyên tạc tình hình Việt Nam – Bài 2: Chẳng có gì mới với hoạt động của USCIRF

Trở lại với bản báo cáo thường niên, sự không mới của báo cáo này còn nằm ở chỗ nó hầu như chẳng khác gì so với năm 2021 cả. Cụ thể thì danh sách CPCs năm nay giống hệt năm ngoái, vẫn gồm các nước quen thuộc. Về Việt Nam, các đánh giá cũng không mới luôn, hằng năm mô típ đánh giá vẫn là “mặc dù có những tiến bộ về thực hiện quyền tự do tôn giáo” (mà chẳng nêu lên tiến bộ thế nào) là “chính quyền tiếp tục đàn áp quyền tự do”… kèm một loạt cái gọi là dẫn chứng kiểu như “chúng tôi nhận được báo cáo rằng…”

Tuy nhiên, có một điểm tích cực, dù là nhỏ: Trong báo cáo, USCIRF cho rằng tình hình tôn giáo Việt Nam trong năm qua cũng đã đạt được một chuyển biến tích cực khi chính quyền tỉnh Lâm Đồng cấp căn cước cho người không quốc tịch tại các Tiểu khu 179 và 181, cho phép những người này được quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Có thể thấy, việc USCIRF tiếp tục đưa ra những thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là sự bịa đặt trắng trợn. Bản chất của sự việc còn đi cùng sự hà hơi, hậu thuẫn, tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền”để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những nội dung USCIRF đưa ra về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, chỉ là những luận điệu phiến diện cần bị phê phán.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây