Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Tân lại ảo tưởng

Việt Tân lại ảo tưởng

121
0

Khi đăng bài viết này, tác giả bài viết đã thể hiện rõ tầm nhìn hạn hẹp của mình, với ý đồ thâm hiểm là bội nhọ, phủ nhận sự đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng. Thực tế như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Việt Tân lại ảo tưởngNhững ngày qua, trên trang facebook của Việt Tân có đăng tải bài viết với tiêu đề “NAM HÀN VƯƠN LÊN TỪ NỀN TỰ DO DÂN CHỦ”. Nội dung bài viết cho rằng “Nhờ ngăn chặn thành công chủ nghĩa cộng sản xâm lăng từ phương bắc vào thập niên 1950 Nam Hàn, bây giờ là Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia có tự do dân chủ” và “Từ đó Việt Nam có thêm động lực và thêm quyết tâm để đoạn tuyệt với thể chế độc tài cộng sản”.Theo tài liệu còn lưu trữ, trong cuộc khảo sát tiến hành năm 1971, chính phủ Việt Nam cộng hòa ước tính ở miền Nam khi đó có 88% lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, lao động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại chỉ chiếm 8,7%, dịch vụ 3,3%. Cơ cấu GDP nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 30%, công nghiệp – thương mại trong khoảng 8-10%. Riêng khu vực dịch vụ tăng nhanh chóng, dần chiếm khoảng 60%.

Nguyên nhân dịch vụ chiếm tỷ trọng cao là nhờ sự có mặt của gần 1 triệu lính Mỹ và các nước đồng minh đánh thuê cho Mỹ. Trong 21 năm tham gia chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã viện trợ cho nền kinh tế Việt Nam cộng hòa hơn 10 tỷ USD theo thời giá thập niên năm 1960, tương đương 70-80 tỷ USD theo thời giá năm 2015. Ngoài khoản viện trợ kinh tế này, một khoản tiền lớn hơn rất nhiều là tiền lương của lính Mỹ có mặt ở Việt Nam. Trung bình mỗi lính Mỹ được trả 800 USD/tháng. Lúc cao điểm, Mỹ có hơn nửa triệu lính ở miền Nam. Như vậy, riêng lương của lính Mỹ tiêu xài ở miền Nam trong mỗi năm khoảng 5 tỷ USD lúc bấy giờ, tương đương khoảng 40 tỷ USD hiện nay. Như vậy, nền kinh tế của miền Nam lúc bấy giờ gần như phụ thuộc vào túi tiền và sự tiêu xài của lính Mỹ. Bản phúc trình của Mỹ xuất bản tháng 1-1975 cho thấy, Sài Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì có đến 600 ngàn người thất nghiệp, tương đương 20%. Chênh lệch giàu nghèo là rất lớn khi thu nhập của tầng lớp thiểu số thân cận với Mỹ hay chính quyền chiếm 43,5% GDP, tầng lớp lao động chỉ đạt 1,8% GDP…

Thực lực của miền Nam trước năm 1975 là như thế, còn Hàn Quốc như thế nào và nếu không có giải phóng thống nhất đất nước, miền Nam có được như Hàn Quốc hôm nay?

Sau năm 1968, quân đội Mỹ rút dần kéo theo chính quyền Việt Nam cộng hòa phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn, nên viện trợ từ Mỹ tăng nhưng vẫn không đủ, dẫn tới thâm hụt, lạm phát tiếp tục ở mức phi mã. Báo cáo kinh tế của chính phủ Việt Nam cộng hòa cho thấy năm 1970, lạm phát tới 36,8%, tăng dần tới năm 1973 là 44,5%, tổng sản lượng công nghiệp năm 1972 giảm 5% so với năm 1971, đến năm 1973 giảm 22%, năm 1974 tiếp tục giảm 21%. Một loạt ngành công nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Brussels cho thấy khá rõ “sức khỏe” nền kinh tế ở 2 miền Nam – Bắc. Ở miền Bắc không có sự đột biến, nhưng ổn định. Ở miền Nam là sự trồi sụt và phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ. Từ đó có thể rút ra trong 21 năm tồn tại chế độ Việt Nam cộng hòa, nền kinh tế miền Nam không có nội lực mà phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền của người Mỹ.

Về xuất phát điểm, có thể khẳng định kinh tế miền Nam Việt Nam không hơn, cũng không kém là bao so với Hàn Quốc thời điểm năm 1954. Bởi vì khi đó Hàn Quốc vừa trải qua cuộc nội chiến ác liệt với Triều Tiên, còn miền Nam Việt Nam cũng vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp. Hàn Quốc và Việt Nam cộng hòa có một điểm chung là trong thời kỳ này đều dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ.

Số liệu thống kê về viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc cho thấy: Trong giai đoạn 1954-1961, mỗi năm Hàn Quốc nhận được từ 200 đến 300 triệu USD từ viện trợ của Mỹ. Từ năm 1961 trở đi, Mỹ giảm viện trợ cho Hàn Quốc xuống dưới 200 triệu USD, thập niên 1960 chỉ còn trên dưới 100 triệu USD và tiếp tục giảm trong thập niên 1970. Trong khi đó, từ 1954-1960, mức viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam cộng hòa giảm dần từ mức 200 đến 300 triệu USD của 3 năm đầu xuống khoảng trên dưới 200 triệu USD trong 2 năm tiếp theo, rồi chỉ còn 150 triệu USD trong 2 năm 1961 và 1962. Nhưng từ năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, Mỹ ráo riết chuẩn bị đổ quân trực tiếp tham chiến thì mức viện trợ tăng trở lại, năm 1963 là 195 triệu USD, lần lượt tăng các năm 1964, 1965 là 230, 290 triệu USD và lên 793 triệu USD vào năm 1966. Từ năm 1966-1974, mức viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam cộng hòa luôn từ 500-700 triệu USD, đến 4 tháng của năm 1975 kết thúc chiến tranh cũng đạt 240 triệu USD.

Thống kê này cho thấy, Mỹ viện trợ cho Việt Nam cộng hòa lớn hơn rất nhiều so với Hàn Quốc. Thế nhưng, trong giai đoạn này, Hàn Quốc đã nỗ lực vượt qua khó khăn, gia tăng rất nhanh giá trị xuất khẩu, kinh tế phát triển nhanh, ngày một khởi sắc hơn. Và từ cuối thập niên 1960, kinh tế Hàn Quốc đã dần dần giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, vì thứ nhất chính Mỹ cắt giảm viện trợ, thứ hai bản thân Hàn Quốc đã tích cực phát triển nội lực của họ. Đến thập niên 70, căn bản nền kinh tế Hàn Quốc đã vượt xa và đến thời điểm 30/4/1975, đã vượt rất xa so với nền kinh tế Việt Nam cộng hòa. Có thể minh họa điều này bằng thống kê của Ngân hàng Thế giới về thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc từ năm 1970-1975 tăng từ 279 USD lên 608 USD/ năm. Như vậy, năm 1970 mức bình quân này là gấp khoảng 3 lần của Việt Nam cộng hòa, nhưng đến năm 1975 đã gấp khoảng 10 lần.

Với những phân tích như trên chúng ta có thể thấy, “nếu đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản” thì Việt Nam sẽ như Hàn Quốc chính là một sự ảo tưởng của Việt Tân và đồng bọn.

Đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, có vị thế lớn lao như ngày hôm nay là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Muốn sánh vai với những nước có nền kinh tế, xã hội phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì phải có được tinh thần phấn đấu, nỗ lực vươn lên như Nhật Bản, Hàn Quốc và hãy đứng trên đôi chân của chính mình. Không có tinh thần ấy, nỗ lực ấy mà lại vọng tưởng về “bầu sữa” trong quá khứ, quay lưng với lịch sử dân tộc, quay lưng với đồng bào, chỉ biết than trách chính quyền, than trách xã hội, than trách những người xung quanh, chẳng phải bản thân mình trở nên vô dụng, sống thừa hay sao?

– Ngọc Đồng-

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây