Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chiêu bài của những kẻ phản động

Chiêu bài của những kẻ phản động

158
0

Những ngày qua, Đài VOA (Tiếng Việt) cho đăng tải một tin bài kèm hình ảnh với tiêu đề “Việt Nam đang chuẩn bị các quy định mới để hạn chế đăng tin trên các tài khoản truyền thông xã hội”; còn Đài Á Châu Tự Do (RFA) thì cho đăng tin bài “Facebooker Nguyễn Minh Sơn bị bắt do một video trên tài khoản cá nhân”. Theo đó nội dung của 2 bài viết đang muốn hướng mũi dùi về những nhà chức trách của chính quyền Việt Nam. Các tổ chức trên đã cố tình vu khống cho Việt Nam đang đưa ra các đạo luật vô lý làm mật quyền dân chủ, tự do ngôn luận trên mạng xã hội…

Chiêu bài của những kẻ phản động

Những kẻ phản động cho rằng Chính phủ Việt Nam đang đưa ra các quy định nhằm ép Facebook và các mạng xã hội khác xóa bài, khóa tài khoản, hạn chế quyền đăng tin của những cá nhân khi đăng tin về đề tài tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Hơn nữa bài viết còn cổ xúy cho những thành phần hô hào lôi kéo mọi người chống lại Chính Phủ Việt Nam đòi quyền tựu do, dân chủ nhân quyền cho người dân Việt Nam sống trong nước.

Như vậy theo thông tin đăng tải trên cho thấy Đài Á Châu Tự Do (RFA) và VOA là những tổ chức thiếu tính tự tôn pháp luật, không nắm chắc các điều khoản trong cam kết sử dụng dịch vụ của Facebook; không nắm được luật An ninh mạng của Việt Nam nên đã cố tình nhắm mắt đưa chân cổ xúy, tiếp tay cho các thành phần phản động vu khống Chính Phủ Việt Nam, xuyên tạc tình hình an ninh chính trị đất nước Việt Nam về quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng.

Luận bàn về vấn đề này, nếu các vị thật sự không biết hay cố tình không rõ thì bài viết ngày hôm nay tôi xin trích dẫn về quyết định ban hành luật không gian mạng của một số nước trên thế giới và khu vực; các điều khoản cam kết sử dụng mạng xã hội Facebook và các điều khoản theo Luật An ninh mạng của Việt Nam để các vị rõ xem ai là người đúng, ai là người sai trong việc này.

Singapore: Mở rộng phạm vi quyền lực cho cơ quan an ninh mạng

Dự Luật An ninh mạng được trình lên Quốc hội Singapore ngày 1/4/2018, cho phép Cơ quan An ninh mạng nước này theo dõi và quản lý an toàn không gian mạng của quốc gia. Cơ quan An ninh mạng được phép thực hiện các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và nhanh chóng ứng phó với các mối đe dọa và sự cố. Chính phủ Singapore đã liệt kê 11 lĩnh vực được xem là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Theo Dự luật An ninh mạng được đề xuất, khi một vụ tấn công mạng xảy ra, Cơ quan an ninh mạng Singapore sẽ được phép tiến hành cuộc điều tra và công ty hoặc thực thể bị ảnh hưởng sẽ phải chia sẻ thông tin với Cơ quan này trong vài giờ, nếu không họ sẽ bị phạt khoản tiền lên tới 100.000 đôla Singapore (72.220 USD) hoặc bị phạt tù lên đến 10 năm. Ngoài ra, Singapore cũng đã ký một tuyên bố chung với Đức để tăng cường hợp tác an ninh mạng giữa hai nước.

Thái Lan:  Xây dựng các bộ luật kiểm duyệt mạng khắt khe

Ngày 16/12/2016, với 167 phiếu ủng hộ và 5 phiếu trắng, Quốc hội Thái Lan đã nhất trí thông qua Luật Tội phạm máy tính.

Luật Tội phạm máy tính quy định mức phạt tới 5 năm tù đối với những người đăng tải những thông tin sai lên hệ thống máy tính nhằm phá hoại an ninh quốc gia, an toàn công cộng, sự ổn định kinh tế quốc dân hay hạ tầng cơ sở công cộng hoặc gây hoang mang.

Một trong những điều khoản bổ sung đặc biệt trong luật này là việc thành lập một ủy ban gồm 5 thành viên có thể tìm sự phê chuẩn của tòa án, để dỡ bỏ các nội dung được đăng trên mạng bị cho là vi phạm “đạo đức công khai.”

Chính quyền quân sự Thái Lan đã cấm tổ chức các cuộc biểu tình, chặn hàng chục trang web và sử dụng các bộ luật kiểm duyệt mạng và phỉ báng vốn đã khắt khe để truy tố những kẻ chỉ trích mọi thứ từ những bình luận trên Facebook đến các báo cáo điều tra về lạm dụng nhân quyền.

Nhật Bản: Đề cao bảo vệ trí tuệ của các doanh nghiệp 

Từ tháng 11/2014 Nhật Bản đã ban hành đạo Luật cơ sở về an ninh mạng. Theo đó, chính phủ xây dựng một chiến lược an ninh, cũng như Bộ Chỉ huy chiến lược an ninh mạng được thành lập trực thuộc Nội các Nhật Bản, nhằm mục đích thúc đẩy toàn diện và hiệu quả các chính sách an ninh mạng. Chính phủ đưa ra các biện pháp bao gồm: tăng cường ý thức và hiểu biết về giá trị quan trọng của an ninh mạng, tư vấn về an ninh mạng, cung cấp các thông tin và tư vấn cần thiết.

Australia: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về an ninh mạng

Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an ninh mạng, bao gồm: Luật về tội phạm mạng; Luật về thư điện tử rác; Luật về viễn thông và Luật bảo mật.

Luật về tội phạm mạng cung cấp các quy định toàn diện về các tội liên quan đến Internet và máy tính như truy cập, xâm nhập máy tính trái phép, làm hỏng dữ liệu và cản trở truy cập đến máy tính, ăn cắp dữ liệu, gian lận máy tính, rình rập trên mạng, quấy rối và sở hữu các nội dung khiêu dâm về trẻ em.

2. Điều khoản cam kết của người dùng facebook với nhà điều hành Facebook về quyền và trách nhiệm khi sử dụng facebook

Điểm 7 Mục 4 “An toàn” muc MuBạn sẽ không đăng nội dung: có ngôn từ kích động thù địch, mang tính đe dọa hay khiêu dâm; kích động bạo lực hoặc chứa ảnh khỏa thân hoặc nội dung có tính bạo lực dữ dội hay vô cớ.

Điểm 1, 2, 3 Mục 5 “Đăng ký và bảo mật tài khoản” Người dùng Facebook cung cấp tên và thông tin thật của họ và chúng tôi cần bạn giúp để duy trì được điều này. Bạn sẽ không tạo quá một tài khoản cá nhân. Nếu chúng tôi vô hiệu tài khoản của bạn, bạn sẽ không tạo tài khoản khác mà không được sự cho phép của chúng tôi.

Điểm 1, 2 Mục 6 “Bảo vệ quyền của người khác” Bạn sẽ không đăng nội dung hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào trên Facebook xâm phạm hoặc vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm pháp luật. Chúng tôi có thể xóa bất kỳ nội dung hoặc thông tin nào bạn đăng lên Facebook nếu chúng tôi cho rằng nội dung hoặc thông tin đó vi phạm Tuyên bố này hoặc chính sách của chúng tôi.

Như vậy xét ngay theo các điều khoản của Facebook các vị đang sai

Thứ nhất, khi đăng ký mở tài khoản không nghiên cứu rõ, sử dụng tài khoản ẩn danh, một cá nhân mở nhiều tài khoản khác nhau

Thứ hai, liên tục có những bài đăng vi phạm pháp luật quốc tế nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng (đối tác khai thác của facebook), với nội dung hình ảnh tuyên truyền có ngôn từ kích động thù địch, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam với Mỹ và cộng đồng Quốc tế.

Cho nên theo điều khoản thì Facebook xóa bài, khóa tài khoản của các vị là đúng trách nhiệm của nhà điều hành Facebook chứ không liên quan gì đến chính phủ Việt Nam ở đây cả mà các vị kêu gào là Chính Phủ Việt Nam ép facebook khóa tài khoản các vị không cho các vị quyền được nói. Nói vậy là tội vu khống.

3. Luật An ninh mạng của Việt Nam quy định

Thứ nhất, theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, một số hành vi sử dụng mạng xã hội bị nghiêm cấm bao gồm:

– Sử dụng mạng xã hội, dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội nhằm mục đích: Chống phá Nhà nước; tuyên truyền các nội dung xuyên tạc, hư cấu nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; có những hành vi mâu thuẫn, hiểu nhầm, gây mất đoàn kết; Chia sẻ các nội dung (bài viết, hình ảnh) dâm ô, bạo lực, mê tín dị đoan; Phát tán các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận; Tiết lộ các thông tin mang tính bí mật của nhà nước, quân sự; Có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức; Cùng một số mục đích khác trái quy định

Tùy vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, người dùng mạng xã hội có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.

Còn nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: tội làm nhục người khác, tội vu khống, hoặc các tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn xã hội…

Thứ hai, theo Quyết định số: 874/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Theo điều 3: Quy tắc ứng xử chung và điều 4: Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân của Luật này thì các vị đều vi phạm.

Vi phạm vì tội cố tình đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; tung tin giả, tin sai sự thật;… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, với những hành động dựng chuyện và tiếp tay của 2 tổ chức RFA và VOA trên không ngoài mục đích: Chống phá Đảng, Nhà nước; tuyên truyền các nội dung xuyên tạc, hư cấu nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; có những hành vi mâu thuẫn, hiểu nhầm, gây mất đoàn kết; Phát tán các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận; Tiết lộ các thông tin mang tính bí mật của nhà nước, quân sự

Đúng là vừa ăn cắp vừa la làng của những kẻ tiểu nhân, cơ hội.

BÁ TUẤT

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây