Trong những ngày 20/10/2022 trang RFA có những cái nhìn chủ quan, phiến diện, thông tin không đúng về tự do internet ở Việt Nam. Bức tranh sinh động về internet ở Việt Nam cùng những ghi nhận của cộng đồng quốc tế đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu sai trái đó.
Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể khẳng định rằng, sau 25 năm hòa mạng toàn cầu, internet Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, thể hiện qua những chỉ số rất đáng khích lệ. Nếu như thời đầu của internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng internet chỉ đạt đến 205.000 người, thì 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu người. Thế nhưng, so sánh với con số hơn 31 triệu người dùng internet vào năm 2012 với hơn 65 triệu người năm 2021 thì mới thấy được sự phát triển như vũ bão của internet ở Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam, với gần 70 triệu người dùng internet, chiếm 72% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng internet cao nhất tại châu Á.
Từ con số 0 những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G và 4G, 5G với hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo. Internet giờ đây trở thành công cụ rất quen thuộc với phần lớn người dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong giao tiếp, trong giải trí, kể cả trong làm kinh tế cũng như các vấn đề khác liên quan, như: Giáo dục, văn hóa, y tế… Từ người nông dân, công nhân đến học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên internet. Chính internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay
Ghi được dấu ấn trên “bản đồ internet toàn cầu” đã khẳng định chủ trương đúng đắn, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cùng sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet (ISP), các doanh nghiệp phát triển nội dung số. Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg nhận định rằng, nhờ chi phí thấp mà Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội từ internet. Giải thích cho nhận định trên, Đại sứ Pereric Högberg cho hay, thế giới hiện đang liên kết với nhau hơn bao giờ hết và Việt Nam là một trong những nước đi đầu ở Đông Nam Á về kết nối và phát triển internet. “Với sự lưu động và băng thông rộng đang phát triển nhanh chóng khắp Việt Nam, chúng ta nhận thấy khả năng kết nối các mạng lưới và giới doanh nhân từ các lĩnh vực khác nhau, bao gồm truyền thông, công nghệ thông tin và khoa học. Việt Nam đang tận dụng tốt những cơ hội này!”- Đại sứ Pereric Högberg nó
Thế nhưng, RFA dựa vào Báo cáo tự do internet ngày 18/10/2022 mới đây của “Ngôi nhà tự do” (Freedom House)-một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ, tổ chức này xếp Việt Nam điểm số 22 trên thang điểm 100, lọt vào danh sách các quốc gia không có tự do internet. Cần phải nói thêm rằng, đây không phải là lần đầu tiên Freedom House đưa ra những thông tin mang tính chất bịa đặt, vu khống về tình hình tự do dân chủ, nhân quyền nói chung và tự do internet ở Việt Nam nói riêng.
Những thông tin của RFA rất hồ đồ, lấy căn cứ lấy đánh giá về internet ở Việt Nam không trung thực,không bắt nguồn từ thực tiễn ở Việt Nam, những thông tin mà họ đưa ra về tự do internet đã bị áp đặt bởi một số tư tưởng và ý đồ xấu, thiếu thiện chí với Việt Nam.
TRỌNG LƯỢNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ