Thời gian gần đây thông tin 4 bác sĩ thuộc Khoa Ung bướu Bệnh viện TP. Thủ Đức bị phát hiện đi làm thêm vào giờ hành chính liên tục gây xôn xao dư luận. Đồng thời, tiếp tục làm dấy lên những nhức nhối về tình trạng thu nhập thấp, không đủ sống của các cán bộ, nhân viên y tế hiện nay.
Bệnh viện nơi 4 bac sĩ làm việc
Theo như chia sẻ từ một nam bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại một bệnh viện công của Hà Nội cho biết, mặc dù anh đã có bằng Thạc sĩ và kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, mỗi tháng tiền lương anh nhận được cũng chỉ ngót nghét 10 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm trước dịch Covid-19, nam bác sĩ có đăng ký làm thêm tại các cơ sở y tế bên ngoài và có thêm nguồn thu đều đặn từ 4-5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng trong suốt 2 năm dịch Covid-19 vừa qua, khoản thu nhập tăng thêm của anh đã bị giảm sút đáng kể (chỉ còn 200.000 – 500.000 đồng/tháng), trong khi áp lực công việc hàng ngày cũng tăng cao khiến anh không cò05n đủ thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.
Tại một bệnh viện công thuộc tỉnh Đồng Nai, một nam bác sĩ chia sẻ lương cứng hàng tháng của anh chỉ rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng. Trong khi để được công nhận và được phép làm việc tại bệnh viện, phải trải qua cả một quá trình đào tạo lâu dài và cập nhật các kiến thức y khoa mới liên tục mỗi ngày. Trong khi thực tế mức thu nhập mà anh nhận được lại chỉ ngang bằng với những người lao động phổ thông, thậm chí có phần thấp hơn. Đây là một điều hết sức phi lý và không công bằng.
TP.HCM dự báo thiếu trầm trọng điều dưỡng tại các bệnh viện
Trên thực tế chỉ tình riêng 6 tháng đầu năm 2022, đã có gần 4.113 viên chức thuộc ngành y tế xin nghỉ việc hoặc bỏ việc. Trong đó lý do chính khiến cho nhiều nhân viên y tế quyết tâm “dứt áo ra đi” là do áp lực công việc quá lớn trong khi thù lao nhận được lại rất thấp và không tương xứng với những gì họ đã đóng góp. Thêm vào đó các bệnh viện công cũng không có chế độ thu hút, đãi ngộ hoặc giữ chân các y bác sĩ. Tình trạng này đã khiến cho nhiều viên chức y tế quyết định xin nghỉ việc và chuyển sang “đầu quân” cho các bệnh viện tư nhân.
Do đó để vừa đảm bảo cuộc sống cho cá nhân và gia đình vừa hoàn thành tốt công tác tại các cơ sở bệnh viện công, nhiều bác sĩ đã chấp nhận đăng ký làm thêm ở bên ngoài để gia tăng thu nhập. Trên thực tế, theo điều 14 Luật Viên chức có nêu: “Viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, họ được ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm”.
Như vậy việc các y bác sĩ tại các bệnh viện công ra ngoài làm thêm để tăng nguồn thu là phù hợp và chính đáng. Sau giờ làm việc chính thức tại bệnh viện, thường từ 16h30 -17h trở đi bác sĩ có thể làm thêm tại phòng mạch tư hoặc các phòng khám đa khoa tư nhân. Bác sĩ cũng có thể đăng ký làm tại phòng khám đa khoa trong giờ hành chính từ 1-2 ngày/tuần. Nhưng đổi lại phải nhận trực nguyên ngày vào thứ bảy hoặc chủ nhật, hoặc có thể đổi ca trực với các đồng nghiệp để lấy ngày ra trực và đi làm thêm chính đáng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể làm ngoài giờ trong chính bệnh viện mình đang làm (khu dịch vụ yêu cầu) để có thu nhập thêm.
Bên cạnh đó, việc các bác sĩ tự làm thêm ở ngoài để tăng thu nhập là rất đáng hoan nghênh và ủng hộ. Bởi thực tế điều này phần nào tạm thời giúp tháo gỡ nút thắt về bài toán tiền lương của viên chức y tế nhà nước trước bối cảnh ngành y tế vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là sau khi trải qua cơn đại dịch Covid-19 vừa qua. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định để được phép hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian quy định, các viên chức phải “hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập”.
Từ đó cho thấy, bác sĩ chỉ được phép tham gia khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác khi đã có được sự đồng ý bằng văn bản của lãnh đạo bệnh viện nơi mình đang công tác. Trong đơn xin làm việc ngoài giờ, bác sĩ phải ghi rõ mình đang làm thêm ở đâu, vào ngày nào, giờ nào… để giúp cho cơ sở y tế mình đang làm việc quản lý tốt hơn. Đồng thời, tránh gây nguy hiểm cho các bệnh nhân đang được bác sĩ đó điều trị.
Minh Thanh
Nguồn: Cánh cò