Với mục tiêu nhằm phản bác báo cáo nhân quyền của Chính phủ Việt Nam là “tô hồng thực trạng” và vận động chính phủ các nước không bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tổ chức phi chính phủ ở Mỹ do nhóm cựu binh VNCH tị nạn lập ra chuyên quyên tiền để làm báo cáo nhân quyền, trao giải nhân quyền cho những kẻ hoạt động tuyên truyền, lật đổ chế độ ở Việt Nam) công bố báo cáo nhân quyền tại Việt Nam 2021-2022.
Báo cáo này tự sướng rằng đề cập đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực quyền con người tại các Công ước quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, bất cứ ai kiên nhẫn đọc hết báo cáo của họ sẽ thấy, nó cơ bản chẳng khác gì các báo cáo những năm trước đây của chính tổ chức này: gán ghép, đổ lỗi khiên cưỡng các vấn nạn, tệ nạn trong xã hội là “vi phạm nhân quyền” của Chính phủ Việt Nam và bảo vệ, chạy tội, tẩy trắng bôi trơn cho những kẻ chống phá đất nước, vi phạm pháp luật (tức là đồng bọn với họ, luôn được MLNQVN suy tôn, tài trợ bằng cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”)!
Một ví dụ điển hình là quy kết Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền sống, quyền tự do an ninh thân thể, thể hiện ở vấn nạn buôn người, trong đó báo cáo này cho rằng, phụ nữ trẻ em bị đưa ra nước ngoài làm nô lệ tình dục hay bóc lột lao động, nạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài và bóc lột qua xuất khẩu lao động.
Toàn bộ nội dung này họ khai thác vấn nạn môi giới hôn nhân, tội phạm mua bán người xuyên biên giới, xuất khẩu lao động đều là do Chính phủ “tiếp tay” cho nạn buôn người. Căn cứ để quy kết là do “sự nghèo túng gây nên bởi chính sách bất công xã hội của Nhà nước”, tức là các nạn nhân rơi vào tay tội phạm, rơi vào vấn nạn trên là do Nhà nước thực thi chính sách bất công khiến họ nghèo, dẫn đến họ là nạn nhân của buôn người!?!
Với hệ quy chiếu này, phải chăng, mọi hố sâu phân biệt giàu nghèo ngày càng xa vời vợi ở các nước “tư bản tiến bộ”, tình trạng người nghèo bị bần cùng hóa, bị đẩy ra khỏi nhà, sống lang thang…ngày càng gia tăng ở các “xứ sở thiên đường” kia không phải do “chính sách bất công” của Chính phủ các nước đó, không phải “vi phạm nhân quyền”? Hay bởi những vấn nạn phân biệt giàu nghèo, bần cùng hóa người lao động xảy ra ở các xứ sở thiên đường không phải là lỗi của Chính phủ, nhưng xảy ra ở Việt Nam thì, đương nhiên, là lỗi của Chính phủ?!?
Còn vô khối hạt sạn khác trong quy kết “nạn buôn người tại Việt Nam” trong báo cáo này, kiểu như:
– Họ đổ lỗi các đường dây buôn người phục vụ mại dâm, cưỡng bức lao động do kẻ phạm tội ở nước ngoài như Mỹ, Anh, Đức cầm đầu, nạn nhân là những người “nhẹ dạ cả tin” ở Việt Nam, bởi vì đa số nạn nhân nghèo do “chính sách bất công”, do “mở cửa thị trường kinh doanh theo lối chụp giựt”, do “việc cướp đất của nông dân và sự bất lực không tạo được công ăn việc làm của Nhà nước”. Như vậy, chỉ có thể cắt nghĩa là: khi kẻ phạm tội là người nước ngoài, địa bàn phạm tội ở nước ngoài, nạn nhân bị lừa là người Việt, để bị lừa là do nghèo, nghèo là do Nhà nước để xảy ra các vấn nạn xã hội, nên Nhà nước đó bị quy kết là gây ra “nạn buôn người”!?!
– Tương tự với nạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, họ viện vào số liệu khảo sát “78% số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, trình độ học vấn thấp và thất nghiệp, sống tại TPHCM và các tỉnh ĐBSCL”, đưa ra một số hiện tượng phạm tội như môi giới hôn nhân bất hợp pháp, tình trạng kết hôn tự do các tỉnh sát biên giới, tình trạng ly hôn với người nước ngoài. Khôi hài nhất là họ lấy một dẫn chứng: “Để giải quyết tình trạng nam công dân không tìm được vợ trong nước, một số chính quyền địa phương tại Đại Hàn lại đóng vai trung gian môi giới nầy. Trong tháng 5 năm 2021, một nhóm nữ sinh viên Việt Nam du học tại Đại Hàn cùng với các nhóm hoạt động nhân quyền đã đã gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Đại Hàn để phản đối chương trình mai mối của chính quyền thành phố Mungyeong dành cho những người đàn ông Đại Hàn ở nông thôn với sinh viên Việt Nam đang học tập tại quốc gia nầy”. Đây có thể nói là trò “vơ bèo vạt tép”, nhận thức “nô dịch” khi quy kết hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Hàn Quốc, bị chính các tổ chức nhân quyền Hàn Quốc lên án, xảy ra trên đất nước Hàn Quốc, đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam, là “nạn buôn người của Việt Nam”, tức là “vi phạm nhân quyền” của Việt Nam. Vậy Chính phủ Hàn Quốc đứng ở đâu? Vấn nạn vi phạm nhân quyền đó xảy ra ở đâu? Hàn Quốc là ngoại lệ, được vi phạm nhân quyền nhưng được MLNQVN “đặc cách” vì là nước tư bản, đồng minh với Mỹ, không bị báo cáo buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ lên án, nên không thể “vi phạm nhân quyền” được?
– Họ đánh đồng “hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam chỉ là một hình thức “buôn người”, và phải bị xóa bỏ”. Để thuyết phục người đọc rằng xuất khẩu lao động là “buôn người”, báo cáo nêu một số vấn nạn của hoạt động này, và tuyên bố rằng đa số công nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc đều bị như vậy.
Cụ thể, báo cáo có đoạn: “Đa số những công nhân đi ra nước ngoài làm việc, hợp pháp hay bất hợp pháp, đều là nạn nhân của các công ty môi giới câu kết với cán bộ nhà nước tham nhũng. Để được nhận cho đi xuất khẩu lao động, công nhân phải trả lệ phí rất cao, gồm 8 khoản khác nhau, từ phí môi giới, phí dịch vụ xuất khẩu lao động, tiền vé máy bay, tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng (tiền cọc chống trốn)… Họ phải cầm cố nhà cửa ruộng vườn để đủ tiền đóng lệ phí cho các công ty môi giới tuyển dụng. Tuy nhiên phần đông những người muốn đi lao động tại nước ngoài đều bị các cơ quan môi giới bóc lột, bỏ rơi, và bị chủ nhân đối xử rất tàn tệ với công việc nặng nhọc vất vả, được trả lương rất thấp, và nhiều khi lại còn bị tịch thu hộ chiếu, nên phải sống như người tù, bị giam hãm trong phạm vi chật hẹp do giới chủ nhân xí nghiệp kiểm soát rất ngặt nghèo.”
Có phải tất cả số lao động được xuất khẩu đều là “nạn nhân” của “nạn buôn người” hay không? Nếu đúng vậy, thì trên thế giới, phải chăng chỉ có các nước phát triển là không “cấu kết buôn người”? Và nếu “nạn buôn người” diễn ra tràn lan ở các nước phát triển như vậy, thì tại sao họ không cấm nó, mà vẫn đón người lao động nước ngoài đến?
Có thật toàn bộ chuyện xuất khẩu lao động ở Việt Nam đều là “buôn người”, và đều gây hại cho người lao động hay không? Có thật Nhà nước không tạo được việc làm, bỏ rơi người lao động khiến họ buộc chấp nhận xuất khẩu lao động? Nếu những người Việt Nam đi xuất khẩu lao động đều là “nạn nhân của nạn buôn người”, và đều bị “bần cùng hóa”, thì phải giải thích thế nào về những làng tỉ phú của người xuất khẩu lao động ở Việt Nam?
Nếu nói Nhà nước không tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động thì giải thích thế nào về các khu công nghiệp mọc lên như nấm và các doanh nghiệp phải dùng đủ mọi chiêu thức để lôi kéo, giữ chân người lao động, chính quyền các địa phương đó phải dùng đủ mọi cách mời chào, hỗ trợ người lao động đến địa phương mình, nhất là các khu công nghiệp phía Nam?
Qua đó có thể thấy, có vẻ như mục đích báo cáo nhân quyền của MLNQVN, nhất là việc lên án tình trạng buôn người này nhằm phụ họa cho báo cáo quốc tế về buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ và tung hứng, thổi phồng thêm đánh giá tiêu cực, thiếu khách quan về công tác phòng chống tội phạm buôn bán người ở Việt Nam của Chính phủ Mỹ kia. Nhưng xem ra chất lượng báo cáo của mấy cụ già cựu binh VNCH trong MLNQVN lại sai cách, thiển cận, thiếu logic đến tệ hại nên thay vì tưởng phụ họa cho quan thầy lại thành ra phản tác dụng? Bởi nếu phản ánh này có một phần đúng, chẳng phải nó cho thấy tình hình nhân quyền ở nhiều nước tư bản đang rất tệ hại, chứ không hề tốt đẹp như những kẻ tự nhận là “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” (đồng bọn với MLNQVN) nói?
***
Nguồn: Tôi là một người lính
Nguồn: Tre làng