Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cần luôn cảnh tỉnh trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc...

Cần luôn cảnh tỉnh trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

126
0

Mục đích chính là chúng muốn kích động đồng bào Khmer ở Việt Nam và người dân Campuchia chống phá và chia rẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Chúng còn muốn phá hoại hòa bình, ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia, phá hoại đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước.

Cần luôn cảnh tỉnh trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

Cần luôn cảnh tỉnh trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

Đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta có được như ngày nay đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Mảnh đất hình chữ “ S ” nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông của bán đảo Đông Dương trải dài từ Bắc, Trung và Nam bộ. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động lại đang ra sức xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam Bộ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và đặc biệt nghiêm trọng là chúng nhằm vào chống phá, chia rẽ mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Campuchia

Chúng ra sức phủ nhận chủ quyền của Việt Nam bằng cách xuyên tạc rằng “Việt Nam cướp đất của người Khmer” và kêu gọi “trả lại đất Nam Bộ cho người Khmer”. Ngoài ra các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước còn xuyên tạc, vu cáo Campuchia “cắt đất” cho Việt Nam, vu cáo Thủ tướng Hun Sen “bán đất” cho Việt Nam. Chúng còn xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với nội dung chính quyền Việt Nam ngăn cản không cho người Campuchia canh tác trên phần đất của mình.

Như chúng ta đã biết, vùng đất Nam Bộ, Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều lớp người đã đến góp công khai phá trong đó có dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm…đoàn kết khai hoang lập làng, chống giặc ngoại xâm, các dân tộc sống đan xen, đoàn kết cùng phát triển.

Khi Thực dân Pháp tấn công Nam Bộ rồi lần lượt chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ . Nhưng quân đội, chính phủ Campuchia và người dân Khmer không có bất cứ một phản ứng gì. Trái lại, triều đình nhà Nguyễn đã điều động quân đội tiến hành kháng Pháp và khi kháng chiến thất bại, đại diện của triều đình nhà Nguyễn là Phan Thanh Giản và đại diện của Pháp là Đô đốc Bô-na (Bonard) đã ký Hiệp ước nhường quyền cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp (năm 1862). Năm 1867, Pháp lại đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ triều đình nhà Nguyễn ký tiếp Hiệp ước (năm 1874) nhượng toàn bộ Nam Kỳ cho Pháp cai quản. Đây là những chứng cớ và cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất này.

Sau khi lập ra Liên bang Đông Dương, Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam Bộ và Campuchia theo luật của nước Pháp.. Năm 1889 giữa Pháp và Campuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam Bộ và Campuchia. Tất cả các văn bản pháp lý này đều khẳng định vùng đất Nam Bộ hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 04 tháng 6 năm 1949 Tổng thống Pháp Vincent Aurol ký Bộ luật số 49 – 733 trao trả lại Nam Kỳ cho chính quyền Bảo Đại. Trong Bộ luật còn có chữ ký của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Vậy là đến năm 1949, vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn “bán” cho Pháp, đã được trả lại bằng một văn bản có giá trị pháp lý. Chính phủ Pháp còn khẳng định những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với vương quốc Campuchia. Từ đó về sau, chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ liên tục được tất cả các Hiệp định có giá trị pháp lý Quốc tế như Hiệp định Genève (1954), Hiệp định Paris (1973) công nhận.

Với những luận cứ trên, có thể thấy các thế lực phản động yêu cầu Việt Nam trả lại vùng đất Nam Bộ cho Campuchia là hoàn toàn không có căn cứ.. Chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân tộc thiểu số ở Nam Bộ để gieo rắc những thông tin sai trái, xuyên tạc. Đồng thời chúng còn lợi dụng những khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội; những hạn chế trong quản lý, điều hành của chính quyền một số địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những vấn đề nhạy cảm liên quan đến dân tộc, tôn giáo để kích động bức xúc, bất bình trong nhân dân, kích động tư tưởng chống Đảng, chống Nhà nước và kích động ly khai, tự trị. Để phát tán các thông tin sai lệch, xuyên tạc, chúng dùng nhiều phương tiện khác nhau từ rải tờ rơi, truyền đơn cho đến các phương tiện liên lạc như điện thoại, các phương tiện truyền thông đại chúng như radio và đặc biệt ngày nay, chúng lợi dụng internet và mạng xã hội như facebook,zalo,youtube… để lan truyền các thông tin sai trái, xuyên tạc nhanh hơn, rộng rãi hơn.

Mục đích chính là chúng muốn kích động đồng bào Khmer ở Việt Nam và người dân Campuchia chống phá và chia rẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Chúng còn muốn phá hoại hòa bình, ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia, phá hoại đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước.

Trước những luận điệu tuyên truyền sai sự thật của các thế lực thù địch, mỗi cán bộ Đảng viên, người dân trên cả nước Việt Nam nói chung và nhất là đồng bào dân tộc Khmer cần có nhận thức đúng đắn, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động , chia rẽ gây hận thù dân tộc .Kịp thời đấu tranh ngăn ngừa các luồng tư tưởng xấu độc hại. Tích cực sản xuất, phát triển kinh tế mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh .Giữ vững mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Campuchia đời đời bền vững./

CÔNG THỌ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây