Phạm Đoan Trang là cái tên chẳng xa lạ gì với cộng động mạng. Trang được biết đến là một trong những “nhà hoạt động dân chủ” được các tổ chức phản động tung hô như một biểu tượng cho “sự nghiệp chống phá”, cũng như một tội phạm chống phá nhà nước đã bị bắt giam 2 năm trước. Vậy sự thật này như thế nào?
Gần đây, ngày từ khi ngày phúc thẩm được công bố, giới “dân chủ” lại xôn xao với “oan án” này. Nhóm “fan cứng” lại lập thư ngỏ kêu gọi cộng động cùng ký tên ủng hộ, các kênh truyền thông chống phá lăng xê các “giải thưởng” quốc tế mà Trang được trao, những tổ chức núp bóng nhân quyền như “Uỷ ban bảo vệ ký giả” (CPJ), “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Ân xá quốc tế” (AI)… lần lượt lớn tiếng kêu gọi “hủy bản án”. Thậm chí các ông ngoại giao Mỹ, Cộng hòa Séc, Đức, Thụy Sĩ và liên minh Châu Âu cùng nhau kéo đến phiên tòa xét xử để ủng hộ “nhà dân chủ” tiêu biểu của họ, cố định phớt lờ nguyên tắc ngoại giao can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Mặc dù Phạm Đoan Trang được sự “ưu ái” của giới “dân chủ”, nhưng trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, Trang vẫn nhận nguyên mức án như Sơ thẩm, chứng minh rõ ràng y không hề là một nhà hoạt động chân chính như họ mà nói, y bị tù 9 năm có đủ căn cứ, đủ cơ sở, không oan!
Núp danh nhà báo tự do để chống phá
Các bọn phản động luôn lấy dân chủ, nhân quyền để che đậy, biện minh cho các hành vi vi phạm của Trang, cũng như các “tù nhân lương tâm” khác. Nhưng tự do báo chí là tự do thực hành chân lý và tuân thủ pháp luật chứ không phải là tự do “vô hạn”. Và chắc bọn phản động cũng hiểu mà lại cố tình xuyên tạc. Lợi dụng triệt để việc Việt Nam xử lý Phạm Đoan Trang để vu cáo Chính phủ đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận. Thế nhưng, nhìn vào những gì Trang làm thì thấy rằng mọi sự kêu oan, khóc mướn đều là lố bịch.
Từ việc tham gia vào tổ chức phản động lưu vong “VOICE” (một tổ chức ngoại vi của Việt Tân), cho đến việc hình thành “Mạng lưới blogger Việt Nam” với sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài … Phạm Đoan Trang đã lún sâu vào con đường chống phá nhà nước và được coi là cánh tay phải đắc lực trong bọn tổ chức phản động.
Trang lợi dụng mác phóng viên của mình để ra sức kích động xuyên tạc Việt Nam đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, in và phát hành ấn phẩm lậu bịa đặt hoàn toàn về thực trạng dân chủ, nhân quyền và nền chính trị Việt Nam, cũng lập và điều hành các trang mạng như “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang. com”, “The Vietnamese magazine”… tán phát những thông tin sai lệch chống phá trên mạng xã hội, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm lật đổ chế độ.
Bọn phản động và các thế lực bên ngoài không thiện với Việt Nam tô vẽ hình ảnh Phạm Đoan Trang là một người yếu ớt, hiền lành, chỉ viết báo một cách ôn hòa, soạn thảo các báo cáo đóng góp xây dựng, cho rằng những bằng chứng về tội ác của Trang không đủ cơ sở pháp luật. Nhưng những báo cáo được “nhóm chuyên gia” cho là “phương thức liên lạc thông thường với LHQ”, thực tế là công cụ chống phá Nhà nước Việt Nam, những nội dung của báo cáo đã bóp méo sự thật, đưa ra nhận định sai trái, thiếu khách quan về thực trạng nhân quyền và sự kiện môi trường trong nước, kích động các hành vi chống phá Nhà nước, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Vậy thì cáo trạng đối với Phạm Đoan Trang còn đâu sai sự thật? Với bản “thành tích” bất hảo, vi phạm pháp luật như vậy, những kẻ nào vẫn cho Trang bị oan mới là những kẻ ngụy biện vô lối.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, nhằm điều chỉnh mọi hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, trong quá trình xây dựng luật, Nhà nước Việt Nam đã nội luật hóa các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, xây dựng khung pháp luật cơ bản đầy đủ và đồng bộ. Phạm Đoan Trang là công dân Việt Nam, bị bắt giữ và khởi tố theo các điều luật được quy định rõ ràng trong pháp luật hình sự Việt Nam là lẽ đương nhiên. Thế nên, mấy vị chuyên gia cho đó là điều luật mơ hồ là hết sức phi lý.
Thực tế mỗi lời kêu oan dành cho Phạm Đoan Trang cũng chẳng tốt đẹp gì cho lắm. Bởi Trang cũng chỉ là một trong số nhiều “con bài” mà các đối tượng bên ngoài sử dụng để phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước mà cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày, từng giờ xây dựng, vun đắp.
Mỗi đất nước có quyền lựa chọn con đường riêng của mình. Sự khác biệt về thể chế chính trị và những đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và các nước phương Tây đương nhiên sẽ tạo nên những hệ giá trị khác nhau, ngay cả với những vấn đề dân tộc, nhân quyền, nhưng không vì thế mà các giá trị của phương Tây nghiễm nhiên trở nên ưu việt hơn, nổi trội hơn.
Ở Việt Nam, quyền con người được bảo đảm xuyên suốt từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán chính sách đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua không ai có thể phủ nhận được.
Các viên chức ngoại giao có mặt tại Việt Nam là để thúc đẩy quan hệ ngoại giao hai nước trở lên tốt đẹp phát triển, chứ không phải để làm chỗ dựa cho những kẻ chống phá, âm mưu lật đổ Nhà nước Việt Nam. Và hãy đừng áp đặt giá trị của mình lên nước khác.
Nói tóm lại, Phạm Đoan Trang là công dân Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp “nhà hoạt động nhân quyền”.
Những Chiêu trò kêu oan cho các bị cáo bọn chống phá như Phạm Đoan Trang đã quá quen thuộc trong những năm gần đây, cứ mỗi lần xuất hiện là lại bị bóc mẽ, rốt cuộc rõ ràng là để tự sướng mà thôi./.
Công Huy
Nguồn: Đấu trường Dân chủ