Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chiêu trò lợi dụng vụ án “Tịnh thất bồng lai” để tuyên...

Chiêu trò lợi dụng vụ án “Tịnh thất bồng lai” để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam

129
0

Các đối tượng trong vụ án “Tịnh thất bồng lai – Thiền am bên bờ vũ trụ” gồm có 6 bị cáo bị truy tố cùng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Khoản 2, điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhưng các phần tử thù địch vẫn ngụy biện, đòi công lý cho những kẻ phạm tội.

Chiêu trò lợi dụng vụ án “Tịnh thất bồng lai” để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam

Trang Fcebook Việt Tân có đang bài viết của tác giả Lê Thu Trà đã cho rằng việc Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử vụ án “Tịnh thất bồng lai – Thiền am bên bờ vũ trụ” đối với 6 bị cáo theo điều 331 Bộ luật hình sự là chưa thỏa đáng và cho rằng đó là “Tòa án Long An đã bôi bẩn lên ngành tòa án Việt Nam một vết nhơ rất khó gột”. Vậy, các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất bồng lai…” có phải là những người “vô tội” hay “dân oan” theo cách nói của bọn “Việt Tân”.

Chúng ta thấy từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can gồm: (Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Cao Thị Cúc và Lê Thu Vân) đã đăng tải 5 video clip và 1 bài viết trên các trang mạng xã hội, trong đó có hai kênh YouTube “5 Chú Tiểu – Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ” và “Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official.” Các clip và bài viết này có chứa nội dung sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động, xúc phạm đến uy tín của Công an huyện Đức Hòa; xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ).

Việc Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (ngày 21-7-2022) xét xử đưa 6 bị cáo (Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương và Cao Thị Cúc) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung, sửa đổi năm 2017, là hoàn toàn đúng người, đúng tội, công khai dân chủ, được dư luận đồng tình ủng hộ.

Như vậy, tác giả Lê Thu Trà đưa ra quan điểm hoàn toàn mang tính chủ quan cá nhân, bao biện cho cho những kẻ tội phạm “khoác áo thầy tu”, lợi dụng “nhà chùa, cửa phật” để làm những điều “trái đạo”, “phạm pháp”. Chính những kẻ này đang làm “dơ bẩn đến phật giáo”, chứ không phải “Tòa án Long An bôi bẩn lên ngành tòa án Việt Nam”. Tác giả Lê Thu Trà không biết hay cố tình không biết những sai phạm đó hay đang lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền, bịa đặt, vu khống, bóp méo sự thật, cổ súy cho những việc làm “trái đạo”, “phạm pháp”, nhằm gây mất miền tin trong nhân dân với chính quyền, kích động nhân dân, các phật tử… chống phá Đảng và Nhà nước. Chúng ta luôn phải cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, nhất là các phần tử phản động “Việt Tân”.

THẾ MINH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây