Trang chủ Luận bàn - Phản biện Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

227
0

Sự việc hàng loạt các cán bộ ngành Y vướng vòng lao lý liên quan đến đấu thầu trang thiết bị y tế, nhập thuốc giả, trong những ngày qua trở thành đề tài nóng ngay chốn nghị trường. Khi một số vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định chắc nịch “cơ chế đã giao cho họ cái quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên sanh sai phạm”, thì cơ chế là vấn đề rất cần phải được làm rõ. Vậy cơ chế đã quy định những gì, có đủ chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch – kiểm soát cán bộ?

Nói đến đấu thầu, chúng ta có hẳn một bộ Luật. Điều 5 của bộ Luật này quy định: các thông tin về kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. Nghĩa là tính công khai, minh bạch được quy định trong luật rất rõ ràng.

Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

Để tính minh bạch và kiểm soát trong đấu thầu được thực hiện chặt chẽ, Bộ Y tế còn có các Thông tư, đặc biệt Thông tư số 14/2020/TT-BYT quy định: Việc lựa chọn nhà thầu là do Thủ trưởng đơn vị quyết định nhưng kết quả lựa chọn đó phải được cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua.

Theo đó, theo đúng quy trình thì Giám đốc bệnh viện trước khi công bố kết quả nhà thầu phải thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc…, không phải tự mình quyết định tất cả. Đồng thời Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu phải báo cáo về các cơ quan thuộc Bộ Y tế để xem xét.

Để ngăn chặn những hành vi sai trái, nhiễu nhương liên quan đến đấu thầu, Điều 89 Luật Đấu thầu quy định rõ các hành vi bị cấm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

Quay lại về những cán bộ ngành y vướng vòng lao lý chấn động xã hội thời gian gần đây. Đầu tiên là ông Nguyễn Quốc Anh – cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, người bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thông tin ai cũng biết, con đường đưa ông Quốc Anh đến vòng lao lý bắt đầu từ việc ông móc ngoặc, cấu kết với Công ty BMS nâng khống giá thiết bị y tế nhập khẩu từ 7,4 tỷ đồng lên 39 tỷ đồng, làm giả giấy tờ pháp lý, để Công ty BMS mang thiết bị đến bệnh viện, rồi hưởng lợi.

Quá trình này, ông Nguyễn Quốc Anh tự quyết, không thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện. Chưa dừng lại ở đó, quá trình thực hiện đề án liên doanh, ông Nguyễn Quốc Anh được đối tác biếu 400 triệu đồng, cùng 10.000 USD. Những điều ông Quốc Anh làm đều nằm trong danh mục Luật không cho phép. Ông vi phạm trắng trợn Điều 5, vi phạm cả hai quy định trong Điều 89 Luật Đấu thầu, đồng thời cố tình thực hiện các thủ đoạn tinh vi nhằm làm trái Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

Đến trường hợp của ông Nguyễn Minh Quân, nguyên Giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP.HCM). Cáo trạng thể hiện rõ, ông Nguyễn Minh Quân đã cố tình thông đồng với Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm trục lợi trong quá trình mua sắm vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP.Thủ Đức, dẫn đến hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Theo đúng quy trình thì Giám đốc bệnh viện trước khi công bố kết quả nhà thầu phải thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc…, không phải tự mình quyết định tất cả. Thế nhưng, ở đây ông Nguyễn Minh Quân đã tự quyết một mình để trục lợi. Khi đã đứng trước vòng lao lý, ông Nguyễn Minh Quân vẫn cố tình vi phạm pháp luật, tung tiền “chạy án”.

Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

Đến đây thì ai cũng thấy, rõ ràng chúng ta không thiếu cơ chế quản lý, không thiếu cơ sở pháp lý, cán bộ cũng thừa biết việc gì không được làm trong đấu thầu. Nhưng do lòng tham, những cán bộ trên đã xé rào vi phạm pháp luật, cố tình vi phạm quy định của Nhà nước. Điều này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã có nhận định: “Sai phạm của một số cán bộ y tế không phải vì cơ chế mà do lách luật. Đây là những yếu tố tư lợi, biểu hiện của tham ô, tham nhũng”.

Trong một xã hội mà nhiều người đang được coi là lực lượng chủ lực, những người được xã hội nể trọng, danh xưng cao quý là người thầy, thì đây là hiện tượng rất đáng lo ngại. Chính vì điều đó, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh với những thành phần cố ý làm sai quy định, luồng lách, lợi dụng chức quyền trục lợi. Những cá nhân như thế gây tổn hại không chỉ cho ngân sách nhà nước, sức khỏe của bệnh nhân, mà còn làm vấy bẩn hình ảnh tôn nghiêm của ngành Y – một nghề thiêng liêng được xây dựng bởi lý tưởng tốt đẹp của biết bao thế hệ, và ngày hôm nay biết bao con người ngày đêm xả thân, phục vụ.

Sai phạm nghiêm trọng, liệu có phải do cơ chế?

Xử lý nghiêm minh, không chỉ là kịp thời ngăn chặn, loại ra khỏi hệ thống những cá nhân làm vấy bẩn, phá hoại ngành y, để răn đe những ai trước khi trục lợi bất chính, mà đó còn là phương cách hiệu quả bảo vệ, nuôi dưỡng nhân tài của đất nước.

THỰC HIỆN: THANH NGỌC

ĐỒ HỌA: M.N


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây