Viện kiểm sát xác định cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh đã nhận hối lộ 5 tỉ từ Phan Văn Anh Vũ nên truy tố ở khung hình phạt cao nhất. Cả hai đối tượng hiện đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để thực hiện điều tra và xét xử một cách công tâm nhất nhằm răn đe đội ngũ cán bộ công chức nhà nước cũng như củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật Việt Nam. Vậy mà, kẻ bất nhân Phạm Vũ Hiệp lại tung tin đồn nhảm rằng chính quyền tạo điều kiện những đối tượng này được “giảm án”.
Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2017, Phan Văn Anh Vũ bắt đầu bị điều tra do liên quan đến vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” và vụ án vi phạm về đất đai tại Đà Nẵng. Do biết mình đang bị điều tra, Vũ nhờ người quen nhiều lần đưa quà và tiền cho Đại tá Nguyễn Duy Linh. Vụ việc này hiện đã được VKS điều tra và truy tố hai đối tượng ở khung hình phạt cao nhất.
Lợi dụng sự kiện này, các tổ chức chống phá liên tục đưa những thông tin sai trái, xuyên tạc sự thật nhằm vu cáo “Chính phủ dung túng cho bè lũ sâu mọt phá hoại bộ máy hành chính nước nhà”. Nhưng buồn cười thay, những thông tin và luận điệu chúng đưa ra chỉ là những đoạn tin tức được cắt từ các báo chính thống rồi gán ghép một cách gượng gạo. Chứ bằng chứng xác thực hay nguồn tin đảm bảo ở đâu mà các đối tượng chống phá này có? Chiêu trò “ăn không nói có” này tuy cũ nhưng có vẻ chưa bao giờ lỗi thời với các băng nhóm chống phá lưu vong. Chúng thậm chí còn tự huyễn hoặc, vẽ ra một “kế hoạch giảm án” cho các đối tượng trên để tăng thêm tính thuyết phục cho những luận điệu vô căn cứ của mình. Bài viết của Phạm Vũ Hiệp được Chân Trời Mới Media đăng lại, tình cờ thay, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân hay BBC Tiếng Việt cũng có bài giống hệt. Tại sao chỉ một hiện tượng xã hội mà bao nhiêu băng nhóm phải bâu vào xâu xé như vậy? Rõ ràng là chúng đều có chung mục đích muốn tấn công vào an ninh xã hội của ta, gây mất tinh thần dân tộc dẫn đến bạo loạn chống đối chính quyền. Những kẻ đưa tin bất nhân như vậy, liệu có đáng tin hay không?
Những thông tin về vụ án mà chúng đưa ra đều không bằng chứng, hình ảnh hay dữ liệu đính kèm. Vậy mà cũng dám mạnh miệng buộc tội “cơ quan chức năng điều tra không tới nơi tới chốn dẫn tới việc các đối tượng kia có điều kiện chạy án”. Trong khi đó, lời khai của hai đối tượng này không hề trung thực chứ không hề có chuyện cơ quan chức năng điều chỉnh lời khai để “giảm án” cho Nguyễn Duy Linh. Số tiền hối lộ lúc đầu được Phan Văn Anh Vũ khai nhận, sau đó, đã bị đổi thành nấm linh chi và cigar ngoại. Nguyễn Duy Linh thì chối quanh co, không chịu nhận là quen Phan Văn Anh Vũ. Đối tượng này thậm chí còn vu khống lời khai trước đây là “bị điều tra viên xúi giục, hướng dẫn” trong khi không hề đưa ra bằng chứng cho lời buộc tội này. Toàn bộ quá trình thẩm vấn được ghi hình, nếu có bất cập như bị cáo nói thì rõ ràng sẽ bị phát hiện ngay lập tức.
Thêm vào đó, bản án mà Phạm Vũ Hiệp tự tuyên cho các đối tượng trên chưa phải là kết luận cuối cùng của Toà án tối cao. Bởi trường hợp tòa án xác định bị cáo có tội nhưng bị cáo không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải, là người hiểu biết pháp luật nhưng cố tình vi phạm pháp luật thì phải nhận mức án cao nhất. Vấn đề ngưng điều tra hoặc điều tra lại vụ án như Phạm Vũ Hiệp nêu ra không phải là không có, nhưng đó là những quy trình tư pháp được quy định rõ ràng, cụ thể. Việc trả hồ sơ, điều tra lại đều dựa trên những bằng chứng, tình tiết mới của vụ án, tòa án đánh giá cần thu thập thêm bằng chứng, kiểm tra quy trình tư pháp mới đưa ra những phán quyết như trên. Nó cho thấy những gì Phạm Vũ Hiệp viết đã chỉ làm rõ thêm sự kém hiểu biết về pháp luật của y.
Đâu phải muốn đình chỉ điều tra một đối tượng chỉ cần lên tiếng kêu oan và tố cáo người khác vô căn cứ như Phạm Vũ Hiệp nói là xong. Muốn làm vậy, Toà án phải xác định được rằng chứng cứ được làm rõ tại phiên toà không đủ căn cứ kết tội thì mới có thể trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội. Nhưng pháp màu này có vẻ khó mà xảy ra với Nguyễn Duy Linh và Phan Văn Anh Vũ, bởi những cuộc hội thoại được ghi âm, những nhân chứng, vật chứng và lời khai khập khiễng của cả hai chính là lời buộc tội rõ ràng nhất. Với thái độ kém hợp tác và thiếu thành khẩn kể trên, sự khoan hồng của pháp luật chắc hai tên này cũng không có chứ đừng nói tới “giảm án” hay “chạy tội”
Hành vi phạm tội đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây dư luận bất bình, làm suy giảm niềm tin vào cơ quan nhà nước. Thế lực của hai đối tượng này lại không hề nhỏ nên càng cần phải xử phạt nghiêm khắc để có tác dụng răn đe và phòng ngừa chung.
Tuy vụ việc vừa qua đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân về công tác cán bộ nhưng quá trình tố tụng đã cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật, cho thấy việc giải quyết vụ án hình sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu chế tài pháp lý. Đó là quyết tâm của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn hiện nay. Bởi vậy, chúng ta phải vững tin vào Nhà nước chứ không phải những đối tượng thiếu hiểu biết và kiến thức như Phạm Vũ Hiệp.
LS Lê
Nguồn: Cánh cò