Sau khi sự việc 11 tướng Cảnh sát biển bị xử lý kỷ luật vì hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng xảy ra, nhiều đối tượng đã thêu dệt, móc nối để xuyên tạc, công kích Việt Nam và chính sách ngoại giao cuả nước ta. Ngày 4/10 vừa qua, Nguyễn Ngọc Chu đã đăng tải bài viết “Nhìn Thẳng Vào Sự Thât: Không Thể Đi Theo Đường Cũ”. Đối tượng đã cố tình đưa ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc với mục đích công kích lãnh đạo Nhà Nước, gây hoang mang dư luận.
Trong bài của mình Nguyễn Ngọc Chu đã đưa ra những thông tin bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật. Lợi dụng sự việc, đối tượng đã cố tình dẫn dắt câu chuyện theo hướng sai lệch, cho rằng việc làm các tướng lĩnh biến chất để quy chụp về thực trạng của Bộ Quốc phòng: “Không phải một tướng, mà những 11 tướng cảnh sát biển của Bộ Quốc phòng tham nhũng phải kỷ luật, thì theo cách sử dụng phép toán xác suất của người nông dân, có thể đánh giá được tình trạng toàn bộ cán bộ của Bộ Quốc phòng.”
Thậm chí, đối tượng này còn móc nối sai phạm của các cá nhân để cho đặt điều về vấn đề “Biển đảo”, cho rằng chúng ta “cố tình nhân nhượng”, để nước khác “tự do xâm chiếm, công kích”. Để rồi từ đó, Nguyễn Ngọc Chu đánh vào tâm lý của người dân, cho rằng lãnh đạo Việt Nam “thiếu trách nhiệm”, “toàn bộ bộ khung của ngôi nhà quản trị quốc gia, đâu đâu cũng bị mối mọt khiến cho chủ quyền biển, đảo từng bước bị xâm lấn.”
Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rõ rằng, những sai phạm của 11 tướng lĩnh Cảnh sát biển là trong lĩnh vực kinh tế chứ không liên quan đến vấn đề chính trị hay ngoại giao với bất kỳ một quốc gia nào. Từ đó không thể đánh đồng với việc quy trình đào tạo chọn lọc vấn đề, chất lượng cán bộ ngày càng giảm sút theo như lời của Nguyễn Ngọc Chu.
Trên thực tế, 11 tướng lĩnh Cảnh sát biển Việt Nam đã sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật. Các cá nhân này cũng đã có nhiều sai phạm trong phòng chống buôn lậu, giữ gìn an ninh trên biển.
Như vậy, những sai phạm của các cá nhân thuộc lực lượng Cảnh sát biển đã gây ra hậu quả rất nghiệm trọng, thiệt hại lớn về tiền, tài sản và ngân sách của Nhà nước. Xét về nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm thì những hình thức kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra hoàn toàn phù hợp, đúng người đúng tội.
Điều đó cho thấy, mưu đồ sâu xa của Nguyễn Ngọc Chu là lợi dụng sai phạm kinh tế của một số cán bộ biến chất để quy chụp rằng chính sách, đường lối ngoại giao của chúng ta là sai trái, nhún nhường. Đó là một phần trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà những kẻ chống phá vẫn luôn rắp tâm thực hiện để chia rẽ mỗi quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới, làm cho chúng ta rơi vào tình trạng đối đầu, bị cô lập.
Phải hiểu rằng nếu có sự bao che ở đây thì sẽ không có chuyện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra những hình thức kỷ luật đối với 11 tướng lĩnh từ mức khiển trách đến khai trừ Đảng. Bởi vì chúng ta dám “Nhìn thẳng vào sự thật, không bi quan, không tô hồng” nên mới đưa ra những chế tài xử lý mạnh đối với các trường hợp vi phạm. Tuyệt đối không bao che, cổ xuý cho những hành vi vi phạm, cố tình làm trái với các nguyên tắc Nhà nước. Như vậy, việc khiển trách, kỷ luận nghiêm những cán bộ là “bao che”, là “không dám nhìn thẳng vào sự thật” hay sao.
“Nhìn Thẳng Vào Sự Thât: Không Thể Đi Theo Đường Cũ” là một bài viết thể hiện rõ thủ đoạn âm mưu chống phá của Nguyễn Ngọc Chu. Nếu là một người dân thực sự yêu nước, mong muốn đất nước phát triển như đối tượng tự tô hồng bản thân thì ý đã không bao giờ làm như vậy. Đó chỉ là những lời ngụy biện cho dã tâm phá hoại đất nước mà thôi.
Huyền Trang
Nguồn: Cánh cò