Trang chủ Luận bàn - Phản biện Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến...

Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch

213
0

Dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trên cả nước, mức độ căng thẳng và diễn biến vô cùng phức tạp khi số ca nhiễm trong ngày không còn là vài chục, hay vài trăm người, mà chạm mức hàng nghìn ca. Khi Quốc hội quyết định trao thêm quyền đặc biệt cho Thủ tướng Chính phủ, để tổng chỉ huy trong cuộc chiến chống dịch này, thì ai cũng hình dung được tình huống đặt trong báo động đỏ, cấp bách như thế nào.

Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh trật tự xã hội thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo trực tiếp và trực tuyến công tác chống dịch

Đầu tháng 7-2021, dịch bệnh tại TP.HCM bùng phát dữ dội, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đi mệnh lệnh khẩn: “Hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM”. Từ mệnh lệnh khẩn này, ngày 9-7, Bộ Công an là lực lượng đầu tiên thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại phía Nam. Dưới sự chỉ đạo, phân bổ lực lượng trực tiếp từ Bộ trưởng Tô Lâm, các thành viên là Thứ trưởng Bộ Công an đã thực hiện song song nhiều nhiệm vụ kép, chiến lược trong tình hình cam go và căng thẳng.

Bất kể thời gian là ngày hay đêm, trực tuyến và xuyên suốt, các Thứ trưởng được phân công đã trực tiếp chỉ đạo công an các tỉnh, thành đi theo đúng chiến lược vừa tập trung công tác phòng, chống dịch, tăng cường công tác an ninh và phòng, chống tội phạm trong bối cảnh dịch bệnh, đảm bảo ANTT, không để xảy ra những điểm nóng.

Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch
Đang trực chốt kiểm soát, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) thấy một bệnh nhân F0 đang đến bệnh viện có dấu hiệu nguy kịch. Các chiến sĩ đã vội chặn xe chở bình oxy, một người khác chạy vào bệnh viện mượn ống thở, để giữ sự sống cho F0 kịp vào viện cấp cứu

Để thực hiện tốt các chiến lược kép, bên cạnh các lực lượng tại chỗ, Bộ Công an đã điều động, tăng cường hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng: An ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, quản lý hành chính, hậu cần, y tế, khối cơ quan Bộ Công an, và hơn 1.500 học viên tham gia bảo đảm an ninh trật tự, 574 cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

Từ những chỉ đạo sát sườn và định hướng chiến lược, công an cơ sở đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác chống dịch. Ngoài việc trực chốt, hỗ trợ lực lượng y tế lấy mẫu test Covid-19, vận chuyển lương thực, túi an sinh xã hội cho dân, đi chợ giúp dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, các chiến sĩ còn kiên nhẫn giải thích về việc phong tỏa cách ly để người dân an tâm tin tưởng chấp hành.

Sự bổ trí lực lượng công an đưa vào trọng điểm, trọng tâm đã giúp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch nắm được tình hình phức tạp trên không gian mạng, dư luận xã hội về thực hiện gói hỗ trợ chính sách của Chính phủ đối với các nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch Covid-19, nắm bắt kịp thời những bức xúc của người dân khi kéo dài giãn cách, phong tỏa và những hàng loạt các vấn đề bức bách khác. Những điều này đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương đưa ra những chiến lược sát thực tế, đi đúng mục tiêu. Gói an sinh xã hội đợt 1, đợt 2 và đợt 3 một phần cũng từ đây mà ra, chính sách có lợi cho dân cũng nhờ vậy mà được cập nhật và phân bổ đúng nơi, đúng lúc.

Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch
Từ ngày 20-8 đến 2-9, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã tham gia kiểm tra và đưa ra nhiều chỉ đạo nổi bật từ tâm dịch. Thứ trưởng đã tham mưu Thủ tướng đưa ra nhiều biện pháp chỉ đạo chống dịch sát hợp với tình hình các địa phương. Trong ảnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc kiểm tra Bệnh viện dã chiến Phước Lộc của Bộ Công an tại huyện Nhà Bè.

Chạy đua cùng thời gian để chiến đấu chống dịch Covid-19, ổn định công tác an xã hội, chăm lo đời sống người dân là những nhiệm vụ kép mà cán bộ chiến sĩ ngành Công an thực hiện xuyên suốt trong những tháng ngày dịch Covid-19 hoành hành. Ở mũi giáp khác, sự quyết liệt, mạnh mẽ của lực lượng công an trong công tác xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, tấn công các chốt kiểm dịch và chống các chỉ thị giãn cách xã hội đã giúp người dân thêm phần an tâm, tháo gỡ những bức xúc khi bất lực nhìn một số cá nhân ý thức kém trong công tác chống dịch, gây hoang mang cho cộng đồng thôn xóm, ngõ hẻm.

Điều đáng hoan nghênh, nhờ sự sâu sát, tăng cường công tác rà soát của lực lượng công an đã “truy vết”, kịp thời xử lý, ngăn chặn, bắt giữ các trường hợp cán bộ lủng đoạn, làm tiền trong việc tiêm vaccine. Rồi hàng loạt các vụ việc chấn động, tiêu cực khác trong hoạt động cấp phát gói hỗ trợ bởi dịch Covid-19 cho người lao động đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện kịp thời, chấn chỉnh những nhiễu nhương. Trong đó có những vụ đầy bức xúc trong dân khi cán bộ phụ trách lao động, thương binh và xã hội TP.Thủ Đức tự tiện phân phát với tiền hỗ trợ bởi dịch Covid-19; Cán bộ Huỳnh Hồng Sơn lợi dụng vị trí công tác là thành viên Hội đồng thẩm định, xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã cấu kết, lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ sai quy định, tự ý “nhét” tên nhiều người thân của mình vào để nhận tiền hỗ trợ. Công an chặn đứng những vụ việc này, đồng nghĩa với việc không gây thất thoát tiền của Nhà nước và người dân sẽ không chịu thiệt thòi, được hỗ trợ kịp thời, đúng lúc, đúng phần quà quy định.

Hữu xạ tự nhiên hương, nỗ lực và hành động quyết liệt của lực lượng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gói gọn trong đúc kết: “Tôi đã theo dõi và thấy lóe lên nhưng hy vọng sáng sủa hơn khi có lực lượng vừa được tăng cường vào TP.HCM. Nhìn những hình ảnh trên sóng truyền hình và báo chí mà thấy yên tâm và rất ấm lòng. Chính họ đã mang đến nơi hiểm nguy nhất một niềm tin về biện pháp chống chọi với đại dịch”. Đó cũng là điều mà người dân cả nước ai cũng kiểm chứng, nhìn thấy rõ và cảm kích tinh thần lăn xả, dấn thân của lực lượng nồng cốt vì dân mà sinh ra, vì dân mà chiến đấu, cống hiến.

Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch
Mệnh lệnh khẩn và những chỉ đạo nổi bật hỏa tốc đến nơi tâm dịch
Các chiến sĩ đang trực chốt đã đở đẻ cho sản phụ ngay trên đường.

Cuộc chiến nào cũng có những đau thương, trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt này cũng không ngoại lệ, không tránh khỏi những mất mát. Gia đình mất đi những người con hiếu thảo, đồng đội mất đi người chiến sĩ kiên trung, anh dũng, xả thân, sống trọn vẹn với lý tưởng “phục vụ nhân nhân” đến hơi thở cuối cùng. Lịch sử sẽ mãi không thể nào quên hình ảnh Thượng úy Phan Tấn Tài (29 tuổi, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6, TP.HCM) hy sinh trong quá trình truy đuổi một thanh niên “thông chốt”; cũng không thể quên đi chân dung Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, phó trưởng Công an xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh xả thân hỗ trợ chống dịch, trong quá trình truy vết các ca F1 đã bị lây nhiễm Covid-19 và hy sinh.

Người ngã xuống là để đất nước “đứng lên”. Một năm cả nước chống dịch, hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ đã nhiễm bệnh, 10 người hy sinh. Sẽ không có giấy bút nào có thể ghi lại hết tất cả những điều mà các chiến sĩ và gia đình đã lặng lẽ hy sinh, trao tặng cho cuộc sống này. Điều đó càng nhắc nhở chúng ta trân quý sự bình yên của cuộc sống này. Để có những điều đó, ẩn đằng sau là vô vàng sự đánh đổi và cho đi, không phải tự nhiên mà có.

Thái Thanh 


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây