Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đả kích chính quyền chống dịch – Nghề mới nổi!

Đả kích chính quyền chống dịch – Nghề mới nổi!

190
0

Vừa qua, tài khoản Facebook cá nhân Nguyễn Tuấn đã đăng tải bài viết: “Sống chung với virus, không phải với dịch”. Bằng những lời phân tích xuyên tạc, mục đích đối tượng muốn đả kích chính quyền không chú ý tư vấn chuyên khoa y tế trong lĩnh vực dịch tễ học. Đồng thời, đối tượng cũng ám chỉ xét nghiệm rộng là vô nghĩa khi đã đưa ra ý kiến “sống chung với virus”.

Đả kích chính quyền chống dịch – Nghề mới nổi!

Trong luận điểm “Tại sao phải sống chung với con virus”, Nguyễn Tuấn đã đưa ra luận điệu: “Nên nhớ rằng chúng ta chỉ sống chung với con virus thôi; không thể sống chung với dịch về lâu dài. Tôi nghĩ ông thủ tướng chưa phân biệt được hai khái niệm này (sống chung với virus và sống chung với dịch) nên ‘slip of the tongue’ thôi…

Thực tế, hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine tại Singapore đã nằm trong danh sách đứng đầu thế giới. ¾ dân số Singapore đã được tiêm, nâng tỷ lệ tiêm đạt đến 80%. Dẫu vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung trong tháng 8 cũng nhấn mạnh rằng, khi mở cửa kinh tế, người dân quốc đảo cần chuẩn bị tâm lý rằng số lượng tử vong vì Covid -19 có thể tăng.

Trong đó tại Việt Nam, tính đến ngày 31/8, Việt Nam đã tiêm được 19.966.724 liều vaccine. Trong đó, số lượng người tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định rằng: Nhiều nước đã chuyển đổi chiến lược, xác định quan điểm “sống chung”, thích ứng với dịch bệnh. Vaccine và thuốc điều trị là chiến lược lâu dài, công cụ quyết định.

Trong cuộc họp chiều ngày 1/9 với hơn 70 nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng nói phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp. Mục tiêu của cả nước là không để dịch lây lan, có giải pháp thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vaccine và thuốc.

Nguyên văn đầy đủ lời Thủ tướng là: “Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”. Thử hỏi từ phát biểu này, Nguyễn Tuấn dám khẳng định Thủ tướng không phân biệt rõ hai khái niệm sống chung với virus và với dịch ư?

Tại luận điểm thứ hai, Nguyễn Tuấn đã đưa ra lập luận: “Khi đã chấp nhận sống chung với con virus thì chúng ta cũng phải chuẩn bị cách đối phó về lâu dài. Bởi vì sự hiện diện của con virus sẽ trở thành endemic (tức mọi lúc, mọi nơi) nên việc đếm số ca dương tính hay số ca nhiễm mỗi ngày không còn ý nghĩa nữa. Vả lại, số ca dương tính tùy thuộc vào số ca chúng ta xét nghiệm. Xét nghiệm càng nhiều sẽ có ra nhiều ca dương tính — quy luật chung là vậy”.

Luận điểm “Tại sao đếm số ca không có ý nghĩa?” đã gián tiếp phủ nhận việc xét nghiệm rộng Việt Nam là vô nghĩa. Đồng thời y khẳng định kết quả hiện nay khớp với nhận định này khi Phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM Phan Văn Mãi đã nói: “Đếm ca Covid-19 không còn là ý nghĩa lớn”.

Tuy nhiên, câu nói của Phó bí thư đã bị cắt ghép không đầy đủ. Nguyên văn lời Phó bí thư Phan Văn Mãi là,”TP xác định khi chúng ta chuyển sang chiến lược điều trị, hạn chế tử vong thì việc đếm ca dương tính không còn ý nghĩa lớn nữa mà đếm số ca tiếp nhận điều trị, trong số đó bao nhiêu ca điều trị khỏi, bao nhiêu ca chuyển nặng và đặc biệt số ca tử vong để có những biện pháp trong điều trị, biện pháp mạnh hơn ngăn chặn chuyển nặng và đặc biệt hạn chế các ca tử vong. TP“.

Tùy từng thời điểm, tình hình, Việt Nam sẽ đưa ra những phương án chiến đấu dịch bệnh khác nhau sao cho hiệu quả. Trong đó, việc xét nghiệm diện rộng là hết sức cần thiết. Xét nghiệm diện rộng để phát hiện bệnh nhân kịp thời, thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng” và “vùng xanh”. Chỉ khi xét nghiệm diện rộng, thành phố mới phát hiện bệnh nhân nhanh chóng để đưa ra phương án điều trị kịp thời. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Trong bài viết, Nguyễn Tuấn đã thể hiện mục đích đả kích chính quyền. Là một trong những người có tiếng nói trên mạng xã hội, thay vì làm tốt vai trò tác động tư tưởng, khuyên nhủ người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, tiêm vaccine khi có thể, Nguyễn Tuấn lại đổ lỗi cho chính quyền không làm tốt vai trò, bỏ qua lời khuyên của Chuyên gia Y tế Thế Giới. Vì vậy, người dân cần bình tĩnh và tránh bị lung lay với những tư tưởng thiếu thực tế như thế này.

Đinh Thảo


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây