Trong khi đất nước Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng chiến đấu chống dịch COVID-19 thì những “loa làng dân chủ” vẫn hàng ngày lên mạng rêu rao, tuyên truyền các thông tin xuyên tạc, đổ lỗi, bôi lem cho chính quyền. “Đại dịch dân lo chết vì đói, chết vì dịch nhưng Đảng và Nhà nước vẫn rảnh rỗi”, “chính quyền đổ lỗi cho dân làm lây lan dịch bệnh” là những luận điệu thâm độc đang được Việt Tân, VOA rêu rao.
Các đối tượng này cho rằng: “Đợt dịch COVID-14 thứ tư sắp tròn bốn tháng nhưng những lỗi lầm khó hiểu, khó chấp nhận trong quản trị, điều hành cả trên bình diện vĩ mô lẫn vi mô chỉ tăng chứ không giảm”, “lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thiếu đủ thứ, từ tri thức, viễn kiến, thành tâm, thiện ý, đến khả năng tự điều chỉnh, ý thức trách nhiệm và tệ nhất là họ quá “rảnh”, thành ra trở nên nông nổi. Sự nông nổi tăng thêm tai họa cho cả dân chúng lẫn người thừa hành”, “chính quyền máy móc về giãn cách xã hội, ngăn sông cấm chợ gây ra hỗn loạn, bức xúc trong nhân dân”…
Tất cả những luận điệu trên đều vô căn cứ, ẩn chứa những mưu đồ chống phá đất nước vô cùng thâm độc.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức khi tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường. Để giữ vững “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ”, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã phải huy động sức người, sức của, áp dụng nhiều giải pháp mạnh để phòng, chống dịch. Nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời cùng sự đồng lòng của toàn hệ thống chính trị thì chắc chắn tình hình dịch bệnh đã có những diễn biến phức tạp hơn hiện tại rất nhiều.
Với luận điệu cho rằng “Đảng và Nhà nước vẫn rảnh rỗi, không lo cho dân”, thực tiễn những gì đang diễn ra là minh chứng rõ ràng nhất bẻ gãy lập luận sai trái, vô căn cứ này. Phòng, chống dịch COVID-19 không phải một vài người có thể làm được mà cần áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để vừa chữa trị những người bị mắc bệnh, vừa phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp dựa trên tình hình thực tiễn các địa phương trọng từng giai đoạn. Đơn cử như trong làn sóng dịch thứ 4 hiện tại, chính quyền trung ương và các địa phương đã triển khai các giải pháp đồng loạt để vừa cứu chữa người bệnh, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh khi người dân di chuyển tự phát từ vùng dịch về quê. Trong đó, riêng về y tế, hàng chục ngàn y, bác sĩ từ các bệnh viện Trung ương và các địa phương miền Bắc, miền Trung đã chi viện cho miền Nam. Song song với đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo gấp rút thành lập các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM và một số tỉnh miền Nam để khám, chữa bệnh.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Chính phủ đã ban hành các gói cứu trợ người dân; chính quyền các địa phương cũng áp dụng nhiều biện pháp, hỗ trợ vật chất giúp người dân đang sống trong vùng dịch yên tâm “ai ở đâu ở đó”. Trong công tác phòng dịch, các chốt kiểm soát dịch đã được các địa phương thành lập với thành phần gồm lực lượng công an, quân đội, y tế, dân phòng, thanh niên tình nguyện để quản lý chặt chẽ người ra vào địa phương, chủ động nắm thông tin người từ vùng dịch về phục vụ công tác cách ly, phòng dịch. Đồng thời, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao vaccine để có đủ nguồn vaccine tiêm phòng cho toàn dân. Vì vậy, chỉ những kẻ “ăn tục, nói phét” mới cho rằng chính quyền “rảnh rỗi”, “không lo cho dân”.
Xung quanh việc một số kẻ cho rằng chính quyền đang “đổ lỗi cho dân lơ là trong phòng, chống dịch, là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan”, đây tiếp tục là một luận điệu dân tuý vô cùng nguy hiểm. Nhìn vào tình hình hiện tại, chúng ta phải nói thẳng, nói thật với nhau rằng không ít người dân đang thiếu cảnh giác, vẫn chủ quan trong phòng, chống dịch. Việc lãnh đạo Nhà nước và các địa phương nêu ra hiện trạng này không phải là “đổ lỗi”, mà đây là việc chúng ta chỉ ra sự thật để có giải pháp giải quyết vấn đề. Những biến chủng virus hiện tại có tốc độ lây lan nhanh, tạo ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy phải có những giải pháp mạnh mới có thể phòng chống dịch. Đặc biệt, mỗi người dân phải hết sức phối hợp, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và sự hướng dẫn, điều hành của chính quyền địa phương mới có thể chiến thắng đại dịch.
“Một bàn tay vỗ không lên tiếng”, nếu chỉ có sự cố gắng từ phía chính quyền hoặc chỉ có sự nỗ lực từ phía người dân thì chắc chắn sẽ không thể vượt qua đại dịch. Chỉ có sự chung sức, đồng lòng; sự phối hợp, sẽ chia; sự nỗ lực, cố gắng giữa người dân và chính quyền thì mới có thể vượt qua những khó khăn hiện tại. Mọi sự chửi bới, đổ lỗi, bôi lem, vấy bẩn đều không thể giúp người dân chiến thắng bệnh dịch. Vì vậy, mỗi người dân phải tin tưởng và chấp hành nghiêm mọi chỉ đạo của chính quyền mới có thể nhanh chóng kết thúc chuỗi ngày khó khăn hiện tại.
Bảo An
Nguồn: Cánh cò