Vài năm gần đây, Phạm Đoan Trang – sáng lập viên của Luật khoa Tạp chí và NXB Tự Do, đã trở thành một trong những nhà dân chủ được trọng vọng nhất tại Việt Nam. Vị trí của Trang thể hiện rõ qua số giải thưởng mà Trang được nước ngoài trao tặng, cũng như lượng quần chúng chống Cộng ủng hộ Trang trong những ngày Trang mới bị bắt. Nhưng nhà dân chủ Đoan Trang thật sự đại diện cho dân chủ, hay đã hành xử một cách độc tài trong nửa cuối sự nghiệp của mình?
Để trả lời câu hỏi này, ta hãy nhìn cách Đoan Trang sinh hoạt trong NXB Tự Do – một nhóm do Trang thành lập và tự quản lý.
Đầu năm 2019, Phạm Đoan Trang thành lập một tổ chức mang tên NXB Tự Do, với mục đích chính là in, phát và bán các cuốn sách của mình. Trong suốt 1 năm rưỡi hoạt động, NXB Tự Do hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của cá nhân Đoan Trang, dù Trang về danh nghĩa chỉ là tác giả, và tài chính cho NXB là tiền tài trợ cho cả tập thể chứ không phải tiền do Trang chu cấp. Vào đúng thời điểm mà Trang đang thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về bầu cử công bằng, NXB Tự Do đã hoạt động mà không có bất cứ một cơ chế dân chủ nào. Nó không bầu ban lãnh đạo, không ra quyết định chung bằng lá phiếu, và cũng không có quy chế sinh hoạt, quy trình quản lý tài chính và nhân sự. Chẳng hạn, sau khi nhờ nhiều người làm xuất bản quản lý NXB Tự Do, khiến nhóm này hoạt động không ổn thỏa và mang nợ 50 triệu, Trang đã tùy tiện nhờ doanh nhân Nguyễn Phương Hoa quản lý tổ chức này, dù trước đó Hoa chưa từng là thành thành viên của tổ chức. Sau đó, khi NXB thâm hụt ngân quỹ đến hàng trăm nghìn USD, vào tháng 07/2020, Trang lại tùy tiện gạt Hoa ra khỏi nhóm mà không hề cho Hoa giải trình hoặc tham gia cuộc họp để khai trừ. Quyết định “khai trừ vắng mặt” này được thực hiện bằng một biện pháp khá man rợ: viết bài đấu tố Hoa trên Facebook:
Vì quyền lực truyền thông của Đoan Trang áp đảo Hoa, đương nhiên đám đông chống Cộng ủng hộ Trang, dù Hoa đưa ra được một bảng kế toán chứng minh rằng lỗi ở cả hai phía. Chung cuộc, vụ việc bung bét đến nỗi buộc NXB Tự Do phải giải thể vì quá mất uy tín với các nhà tài trợ. Vụ việc này cho thấy dù Phạm Đoan Trang liên tục tuyên truyền về dân chủ, cô làm việc và sinh hoạt cùng đồng đội một cách rất độc tài. Trong khi đó, nhiều phát ngôn của Trang cho thấy cô không hề tôn trọng người dân, như thái độ mà một người dân chủ cần phải có:
Khi một kẻ hành xử “độc tài” đi đòi đấu tranh dân chủ thì khỏi phải suy diễn, ai cũng nhìn rõ cái gọi là “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” chỉ là hình thức, bản chất là thực hiện tham vọng, ảo tưởng chính trị, và không may họ nắm quyền thì ai cũng có thể mường tượng ra đó là xã hội gì?!?
Nguồn: Loa phường