VOA Tiếng Việt vừa đăng tài bài viết với nội dung “Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Việt Nam lập tức phóng thích nhà báo Mai Phan Lợi, nguyên phó tổng thư ký tòa soạn, trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp luật TPHCM tại Hà Nội, người bị bắt tạm giam hôm 2/7 để điều tra về ‘tội trốn thuế.’”.
Đây không phải lần đầu RSF hỗn láo can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam với những yêu sách phi pháp.
Người ta biết đến RSF như một tổ chức bất chính hoạt động dựa vào tài trợ của một số chính phủ bất lương. RSF hoạt động trên khắp thế giới với vai trò như một NGO xã hội dân sự, có nhiệm vụ thực hiện các cuộc cách mạng màu, nhằm lật đổ các quốc gia bị coi là ương bướng. Khi thời cơ chưa tới, RSF có nhiệm vụ reo rắc những thông tin sai lệch, bịa tạc, vu khống… có chủ đích phá hoại sự ổn định chính trị tại các quốc gia mục tiêu, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào giới cầm quyền tiến tới thực hiện cách mạng đường phố để lật đổ thể chế chính trị hiện tại.
Việt Nam là một mục tiêu được coi là trọng điểm của RSF. Vì thế không lạ khi RSF ngày đêm xuyên tạc, vu khống, bịa đặt tình hình thực tế ở Việt Nam, liên tục kích động, xúi giục người dân đối lập với chính quyền bằng các thủ đoạn hèn hạ và thâm độc. Một trong số các hướng hoạt động chủ yếu là tìm cách bênh vực những tên tội phạm đội lốt nhà báo hoạt để tham nhũng, hay chống chính quyền. Với những trường hợp chưa hoặc không phải nhà báo thì RSF sẽ tự mình gọi chúng là nhà báo để dễ bề can thiệp, và cổ súy các đối tượng khác hoạt động chống phá nhà nước.
Như Trelangblog đã thông tin, Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội trốn thuế từ hôm 2/7/2021. Trước đó Mai Phan Lợi đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về các vi phạm liên quan.
Tham khảo: Mai Phan Lợi bị thu hồi thẻ nhà báo
Mai Phan Lợi từng là phó tổng thư ký tòa soạn, trưởng văn phòng đại diện của một cơ quan báo chí phía Nam tại Hà Nội.
Năm 2016, Mai Phan Lợi bị Bộ 4T thu hồi thẻ nhà báo do “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, tổn hại đến uy tín đội ngũ những người làm báo”.
Tham khảo thêm: Thủ đoạn thao túng giới truyền thông của Mai Phan Lợi
Trở lại vấn đề, trước đây Mai Phan Lợi và ĐH từng quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ và sau đó là Diễn đàn nhà báo và công dân. Ai đã từng vào các trang này sẽ thấy đây là diễn đàn cực kỳ phức tạp với nhiều bài viết sai sự thật, vi phạm pháp luật. Tôi không rõ diễn đàn này có bao nhiêu nhà báo tham gia, nhưng đọc các bài viết này, người ta cảm giác đó là diễn đàn của những kẻ chống phá chế độ hơn là diễn đàn của các nhà báo. Có lẽ vì nội dung các bài viết như thế nên RSF nói rằng, “trong 5 năm qua, ông Lợi đã cung cấp cho người dân Việt Nam những tin tức khả tín, độc lập về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam”.
Sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo, Mai Phan Lợi tiếp tục thao túng độc chiếm Diễn đàn Nhà báo trẻ và biến nó thành công cụ kiếm tiền cho dự án MEC (Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng). Đây là một tổ chức dạng NGO nhận tiền tài trợ từ các NGO nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực báo chí, chính thức ra mắt sau khi Diễn đàn Nhà báo trẻ thành lập vào tháng 7/2012. Dù không nói ra, nhưng ai cũng biết đây là tổ chức được lập ra để làm gì và nhận cái gì từ nước ngoài, trong đó có RSF.
Trả lời cho câu hỏi, vì sao Mai Phan Lợi phải độc chiếm Diễn đàn Nhà báo trẻ? Chỉ cần nhìn vào các dự án của MEC cho thấy, nhờ uy tín, ảnh hưởng Diễn đàn Nhà báo trẻ, Lợi đã có “công cụ” thu hút fund liên quan đến báo chí từ các quỹ dân chủ, nhân quyền nước ngoài mà sau đó là các thế lực muốn thao túng nền báo chí Việt Nam. Ngay cả việc, MEC tổ chức trao giải thưởng Vành Khuyên, Kền kền cũng cho thấy ý đồ sử dụng “quyền lực mềm” lên lĩnh vực báo chí. Chính vì “Yếu tố tế nhị” đó mà Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của RSF đã phải nói: “Chúng tôi không bị lừa bởi cáo buộc gian lận thuế nhắm vào ông Mai Phan Lợi”. Câu nói của Daniel Bastard rõ ràng ám chỉ đến khía cạnh chính trị trong những hoạt động của Mai Phan Lợi, đồng thời cho biết mối quan hệ mờ ám giữa đôi bên.
Tất nhiên, dù là hoạt động chính trị gì đi nữa thì Mai Phan Lợi vẫn ưu tiên cho mục đích kinh tế. Diễn đàn Nhà báo trẻ không chỉ trở thành công cụ kiếm tiền cho Mai Phan Lợi và ĐH từ các quỹ dân chủ, nhân quyền quốc tế, mà còn trở thành nơi thu lợi nhuận trực tiếp từ các doanh nghiệp cho Lợi thông qua các “hợp đồng truyền thông”, nhất là các doanh nghiệp có vết, cần “tạo sóng truyền thông”, cần “ngòi nổ” tấn công doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm… Qua những phi vụ kiểu như scandal của URC “đặt hàng” các báo đài lên tới hàng trăm triệu mỗi đơn hàng để rửa tội cho sản phẩm C2, Rồng đỏ nhiễm chì của họ cũng đủ biết, vì sao Lợi và cộng sự phải “lao tâm khổ tứ” duy trì, phát triển Diễn đàn Nhà báo trẻ – nơi “tạo sóng” và gây ảnh hưởng truyền thông lên cộng đồng báo chí trong nước.
Dài dòng như thế để bạn đọc hình dung rõ chân dung của Mai Phan Lợi cũng như phần nào biết được lý do Mai Phan Lợi bị bắt và vì sao RSF lại nhúng tay vào việc đòi phóng thích cho anh ta.
Đây không phải lần đầu RSF can thiệp vào công việc của Việt Nam. Sự can thiệp của RSF là có hệ thống, được tiến hành thường xuyên, liên tục, dưới mọi chiêu bài. Gần như mọi đối tượng vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm cho đến tham nhũng… mà nếu có những bài viết chống phá nhà nước thì đều được RSF bảo kê.
Cuteo@
Nguồn: Tre làng