Những năm gần đây, thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” đang được sử dụng khá phổ biến để nhận diện về những tác động tới an ninh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng. Thực tế cho thấy, nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử như dịch bệnh, khan hiếm lương thực, khủng bố…, nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn, truyền thông chưa phát triển hoặc vấn đề quyền con người chưa được quan tâm, nên ít hoặc không được quan tâm.
Còn ngày nay, do tác động của toàn cầu hóa, mặt trái của sử dụng thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ, sự mở rộng các phương tiện truyền thông đa phương tiện,… các vấn đề an ninh phi truyền thống có điều kiện phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh hưởng lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại.
Chẳng hạn như liên quan dịch bệnh Covid 19 là một trong những tác nhân của “an ninh phi truyền thống” tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Theo đó, các thế lực thù địch, chống đối chính trị cũng tìm mọi cách lợi dụng dịch bệnh để tiến hành nhiều hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó nối bật lên là hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng.
Ngay từ khi Việt Nam xuất hiện dịch bệnh CoVid-19 đến nay, các thế lực thù địch ở bên ngoài như Việt Tân, số đối tượng cơ hội chính trị, số tù nhân được Mỹ và phương Tây bảo trợ cho sang nước ngoài định cư theo dạng “tị nạn chính trị” luôn giở trò “bới lông tìm vết”, hàng ngày khai thác các diễn biến liên quan đến dịch COVID-19 để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Bất cứ chính sách phòng chống dịch bệnh nào được triển khai, bất cứ kết quả nào được quốc tế và người dân ghi nhận, bất cứ hành xử nào, nỗ lực chống dịch nào của nhân viên, công chức, lực lượng vũ trang hay bất cứ dư luận bất an nào… đều dễ dàng thấy các trang tin trên mạng xã hội của các đối tượng, tổ chức nêu trên phát tán hàng loạt các tin, bài có nội dung xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng, chống phá.
Mỗi thời điểm các đối tượng lại tìm cách khai thác những vấn đề nhạy cảm, những kẻ hở khác nhau để bồi bút xuyên tạc nhằm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền. Gần đây, khi chủ đề “Vaccine” đang ngày càng trở nên “hấp dẫn” với vai trò là phao cứu sinh của nhân loại trước cơn đại hồng thủy Covid 19, ngay lập tức, chiến dịch lợi dụng vaccine cũng nhanh chóng được triển khai với tốc độ và mật độ bài viết dày đặc như: công kích Việt Nam mua vaccine của Trung Quốc, công kích Việt Nam tiêm vaccine chậm so với nước ngoài, công kích Việt Nam mua vaccine bằng tiền quyên góp của dân…
Những nội dung nhạy cảm này luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận. Và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như người dùng mạng internet không có lập trường, kiến thức đầy đủ sẽ rất có thể bị các luận điệu như vậy dắt mũi. Đơn cử như vấn đề liên quan đến vaccine nêu trên, hầu hết tất cả các bài viết của các đối tượng đều hướng tới một mục tiếu là xóa bỏ sự tin cậy mà Chính phủ Việt Nam đã giành được từ người dân và quốc tế sau những nỗ lực phòng dịch thành công thời gian qua.
Luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Họ cần làm điều này, vì suốt thời gian đó, thành công của Việt Nam và thất bại của các nước phương Tây đã khiến lời kêu gọi phò Tây chống Cộng của họ trở nên lạc lõng, ngớ ngẩn trong mắt xã hội. Gần đây, họ có cơ hội làm điều này, khi Việt Nam đang là nước châu Á có tỉ lệ người đã tiêm phòng thấp nhất, và các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, đóng cửa hàng quán… đã ảnh hưởng đáng kể đến kế sinh nhai của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam.
Từ các luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng như vậy, các thế lực thù địch, chống đối chính trị sẽ hướng tới bước đà tiếp theo để chống phá Việt Nam. Chẳng hạn như đối với quan điểm của tổ chức khủng bố Việt Tân, chúng luôn quan niệm rằng các cuộc khủng hoảng là cơ hội tốt nhất để họ phát động biểu tình, bạo động nhằm lật đổ chế độ.
Do đó, vấn đề khủng hoàng niềm tin từ các chiến dịch gây chiến tranh tâm lý, những tác động tiêu cực của Covid 19 đến đời sống của nhân dân… sẽ là điều kiện để kêu gọi người dân có những phản ứng đòi hỏi về nhu cầu của mình và khi những yêu cầu đó chưa được đáp ứng thì ắt sẽ dẫn tới các kịch bản về “Cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam. Đây là màn kịch quen thuộc mà Mỹ và các nước phương Tây thường dàn dựng để lật để chế độ mà họ coi là thù địch hoặc không thân thiện.
Do đó, bên cạnh mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, thì một nhiệm vụ nữa mà cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ của các tổ chức quần chúng nhân dân đó là không tin, không nghe, không thực hiện theo các luận điệu xuyên tạc liên quan đến dịch bệnh Covid 19, đồng thời chủ động phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để cho chúng liên đón nhận những sự thất bại ê chề, đau đớn.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ