Trang chủ Loa Phường Vụ mẹ con Cấn Thị Thêu: Human Rights Watch có thực...

Vụ mẹ con Cấn Thị Thêu: Human Rights Watch có thực sự hoạt động vì nhân quyền?

243
0

Ngày 04/5/2021, tổ chức Human Rights Watch – HRW đã ra thông cáo báo chí yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho “nhà hoạt động dân chủ” Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư. Theo đó, HRW đưa thông tin sai sự thật về việc kể từ khi bị bắt đến nay, 02 đối tượng không được gặp luật sư hay thăm gặp thân nhân, đồng thời đưa tin xuyên tạc cho rằng “vài năm gần đây, Việt Nam đã bắt giữ hàng trăm nhà bất đồng chính kiến và hiện có 137 tù nhân chính trị đang thụ án hình sự vì hoạt động nhân quyền hay phê phán chính quyền”. HRW có thực sự là tổ chức hoạt động vì nhân quyền hay không?

Vụ mẹ con Cấn Thị Thêu:  Human Rights Watch có thực sự hoạt động vì nhân quyền?

Human Rights Watch (Viết tắt: HRW, tên tiếng Việt” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) ngày càng đưa ra các cáo buộc chính phủ và An ninh Việt Nam vi phạm nhân quyền. Tổ chức này thường có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần rận chủ cực đoan tại Việt Nam, ngấm ngầm chỉ đạo và tạo điều kiện, đồng thời đưa ra những lập luận bóp méo sự thật. Tìm hiểu lịch sử của HRW, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng “bóp méo sự thật” là nhiệm vụ tối quan trọng của tổ chức này.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được đồng sáng lập bởi Robert L. Bernstein và Aryeh Neier với tư cách là một tổ chức phi chính phủ tư nhân của Mỹ vào năm 1978, với tên gọi Helsinki Watch, nhằm giám sát việc Liên Xô khi đó tuân thủ Hiệp định Helsinki. Helsinki Watch đã áp dụng một phương pháp công khai “đặt tên và làm xấu mặt” các chính phủ bằng cách đưa tin trên các phương tiện truyền thông và trao đổi trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách. Bằng cách thu hút sự chú ý của quốc tế về những cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Liên Xô, Helsinki Watch đứng sau sự sụp đổ của Liên Xô và tình trạng hỗn loạn tại Nga & các nước Đông Âu mà lịch sử Mỹ vẫn gọi đó là “chuyển đổi dân chủ” vào những năm 1980s.

Một thành phần quan trọng nữa tạo nên HRW là Americas Watch, được thành lập vào năm 1981 giữa bối cảnh nội chiến đẫm máu tại Trung Mỹ. Tổ chức này đã lợi dụng các luật nhân đạo quốc tế để cáo buộc các nhóm nổi dậy tại Trung Mỹ chống lại quyền lực của chính quyền Hoa Kỳ tại đây với tội danh là gây ra các tội ác chiến tranh.

Dần dần, các tổ chức với chức năng tương tự khác như Asia Watch (1985), Africa Watch (1988) và Middle East Watch (1989) được kết hợp với Helsinki Watch và Americas Watch thành cái được gọi là “Ủy ban Giám sát”. Năm 1988, tất cả các ủy ban này được hợp nhất để thành lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, HRW liên tục bị chỉ trích nặng nề vì sự vô trách nhiệm và thiên vị. Tổ chức NGO Monitor và cực chủ thích Robert L.Bernstein đã lên tiếng cáo buộc HRW khảo sát thiếu chính xác và đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan, thiên vị đối với các chính phủ, đặc biệt là các chính phủ không thân Mỹ. Thêm nữa, chỉ trích này chỉ rõ rằng hoạt động của HRW chịu ảnh hưởng quá mức từ chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, thậm chí còn cố tình khoét sâu những mâu thuẫn giữa Ả Rập và Israel.

Vào tháng 5 năm 2014, một bức thư ngỏ đã được công bố, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của HRW với chính phủ Hoa Kỳ. Không lạ khi HRW chẳng bao giờ lên tiếng cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đã vi phạm nhân quyền. Bức thư được ký bởi những người đoạt giải Nobel Hòa bình Adolfo Pérez Esquivel và Mairead Corrigan, cựu Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc Hans von Sponeck, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Nhân quyền tại Lãnh thổ Palestine Richard A. Falk, cùng hơn 100 học giả và nhân vật có ảnh hưởng. Bức thư vạch mặt một số quan chức của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từng tham gia vào các vai trò chính sách đối ngoại trong chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm giám đốc vận động chính sách của Washington, Tom Malinowski, trước đây là người viết bài phát biểu cho Madeleine Albright và là cố vấn đặc biệt của Bill Clinton, và sau đó là Trợ lý Ngoại trưởng Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho John Kerry, và các thành viên ủy ban cố vấn HRW Châu Mỹ Myles Frechette (cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Colombia) và Michael Shifter (cựu giám đốc khu vực Mỹ Latinh cho quỹ chính phủ Hoa Kỳ)

Với phương pháp cáo buộc bóp méo, nâng cao quan điểm, đưa thông tin sai lệch, HRW đã trở thành công cụ gây nhiễu loạn thông tin của chính phủ Mỹ nhằm tấn công dư luận vào các nước không chấp nhận sự can thiệp chính trị và quân sự của cường quốc này. Do đó, HRW không đưa ra những cáo buộc chính xác và không hề hoạt động vì nhân quyền, mà đóng vai trò như bọn cơ quan phản gián bằng dư luận nhằm hạ uy tín các chính quyền không thân Mỹ trước con mắt của người dân và quốc tế.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây