Cuối tháng 4 vừa qua, Lương Thế Huy (sinh năm 1988), Viện trưởng Viện iSEE, đã bất ngờ ứng cử vào Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Nhân dân Tp. Hà Nội khóa 2021-2026. Vì Huy là một gương mặt quen thuộc trong giới NGO và các phong trào xã hội, lực lượng này đã tổ chức một phong trào sôi nổi để vận động bỏ phiếu cho Huy. Khi tiến hành cuộc vận động này, các bên liên quan muốn xã hội Việt Nam làm quen với nếp sinh hoạt tranh cử, để hướng đến việc mở rộng quyền bầu cử, ứng cử và chuyển sang chế độ đa đảng trong tương lai. Tuy nhiên, dường như kế hoạch của họ đã gây ngứa mắt cho một bộ phận không nhỏ giới chống Cộng cực đoan, dù bản thân giới chống Cộng cũng đòi các yêu sách đó.
Chẳng hạn, chỉ một ngày sau khi Lương Thế Huy tuyên bố tự ứng cử, một số thành viên trong tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của Nguyễn Gia Kiểng đã viết status công kích Huy. Họ vu rằng Huy “chưa chắc đã độc lập”, mà là “hàng gài” hoặc cộng tác với chính quyền, dù không có bằng chứng nào để khẳng định chuyện đó. Và như thể có chỉ đạo từ cấp cao nhất của tổ chức, chiến dịch đánh phá này không dừng lại, mà đã đươc tiếp tục trong suốt tuần đầu tháng 5. Chẳng hạn, nhân việc Lương Thế Huy chưa chuẩn bị chương trình hành động khi đắc cử, Hồng Việt và Việt Hoàng đã viết rằng Huy thuộc kiểu người “làm chính trị không nghiêm chỉnh”, vô tổ chức, đại diện cho mẫu người “nhân sĩ” của “văn hóa Khổng giáo” phổ biến tại Việt Nam. Họ nói rằng Huy đã “đánh lạc sự chú ý của quần chúng khỏi những cố gắng nghiêm chỉnh” như Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, và rằng phải “rũ bỏ di sản độc hại” của văn hóa Khổng giáo, để cho Tập hợp Dân chủ Đa nguyên lên, thì Việt Nam mới có dân chủ:
Những phát biểu trên đã phản ánh một nhược điểm của Lương Thế Huy, là chưa chuẩn bị hoặc không dám công bố chương trình hành động. Nhưng ở chiều ngược lại, chúng cũng cho thấy nhóm Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đúng là thành phần ếch ngồi đáy giếng. Lương Thế Huy không phải loại “nhân sĩ” đứng một mình, mà đại diện cho tổ chức iSEE nói riêng và giới NGO Việt Nam nói chung – vốn có quân số, ngân sách hằng năm, trình độ học vấn và mạng lưới đào tạo lớn gấp nhiều lần tổ chức tủn mủn của Nguyễn Gia Kiểng. Độ chuyên nghiệp và nghiêm túc trong tổ chức của Kiểng chắc chắn không bằng trong mạng lưới của Huy. Qua việc nhóm Tập hợp Dân chủ Đa nguyên vội vàng công kích Lương Thế Huy khi chưa hiểu gì về đối phương, có thể thấy nhóm này rất thiếu thông tin về tình hình trong nước, và không có thực lực. Ngoài ra, qua việc họ đòi xóa bỏ những đặc tính văn hóa mà đa số người dân Việt Nam đang đại diện, có thể thấy họ không dân chủ mà cũng chẳng đa nguyên.
Nguyễn Gia Kiểng không khác đa số các nhóm chống Cộng ở Việt Nam: chỉ dùng dân chủ, đa nguyên làm lớp ngụy trang cho tham vọng quyền lực. Lương Thế Huy thân với thành phần VOICE hay những tổ chức NGO quốc tế về nhân quyền hơn, trong khi Tập hợp dân chủ đa nguyên lại đi theo xu hướng cực đoan hơn và dựa vào nguồn tài chính tự quyên góp
Nguồn: Loa phường