Trang chủ Loa Phường Nhiều nhà chống Cộng ghen tị khi Lương Thế Huy tự ứng...

Nhiều nhà chống Cộng ghen tị khi Lương Thế Huy tự ứng cử Quốc hội?

335
0

Gần đây, Lương Thế Huy (sinh năm 1988), Viện trưởng Viện iSEE, đã bất ngờ ứng cử vào Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Nhân dân Tp. Hà Nội khóa 2021-2026. Vì Huy là một gương mặt quen thuộc trong giới NGO và các phong trào xã hội dân sự, lực lượng này đã tổ chức một phong trào sôi nổi để vận động bỏ phiếu cho Huy. Khi tiến hành cuộc vận động này, các bên liên quan muốn xã hội Việt Nam làm quen với nếp sinh hoạt tranh cử, để hướng đến việc mở rộng quyền bầu cử, ứng cử và chuyển sang chế độ đa đảng trong tương lai. Tuy nhiên, dường như kế hoạch của họ đã gây ngứa mắt cho một bộ phận không nhỏ giới chống Cộng cực đoan, dù bản thân giới chống Cộng cũng đòi các yêu sách đó.

Chẳng hạn, không lâu sau khi Lương Thế Huy tuyên bố tự ứng cử, một số thành viên trong tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của Nguyễn Gia Kiểng đã viết status công kích Huy. Họ vu rằng Huy “chưa chắc đã độc lập”, mà là “hàng gài” hoặc cộng tác với chính quyền, dù không có bằng chứng nào để khẳng định chuyện đó. Một thành viên của nhóm này còn nói rằng “muốn vào Quốc hội là không có cả trí tuệ lẫn tâm hồn”, trong khi chỉ mới vài năm trước, nhiều nhà chống Cộng nổi tiếng trong nước như Nguyễn Quang A, Võ An Đôn, Mai Khôi… còn tự ứng cử vào Quốc hội:

Nhiều nhà chống Cộng ghen tị khi Lương Thế Huy tự ứng cử Quốc hội?

Nhiều nhà chống Cộng ghen tị khi Lương Thế Huy tự ứng cử Quốc hội?

Vì nhóm thành viên Tập hợp Dân chủ Đa nguyên không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để khẳng định rằng Lương Thế Huy có vấn đề, ta không khỏi nghi ngờ rằng họ quen chụp cái mũ “không độc lập” lên đầu mọi gương mặt được công khai hoạt động xã hội ở trong nước. Thái độ kỳ thị các nhóm khác biệt cho thấy tổ chức này không hề sống theo hai giá trị mà họ tuyên bố, là “dân chủ” và “đa nguyên”. Mặt khác, những tuyên bố của họ cũng cho thấy có một sự ghen ghét ngấm ngầm đang tồn tại giữa giới chống Cộng (bị xem là bất hợp pháp) và giới NGO (được hoạt động hợp pháp, công khai). Xem ra “đấu tranh cho dân chủ” vẫn là một cuộc đua, một cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức và xu hướng đối nghịch, chứ không phải là một cuộc “đồng hành” vui vẻ như các nhà dân chủ nước mình thường quảng cáo.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây