Trang chủ Đối tượng Trường hợp Nguyễn Văn Hóa và sự lạm dụng cụm từ “nhà...

Trường hợp Nguyễn Văn Hóa và sự lạm dụng cụm từ “nhà báo công dân”

203
0

Lâu nay, giới chống Cộng vẫn thường dán mác “nhà báo công dân” cho nhân sự trong hàng ngũ của họ, đặc biệt là những gương mặt từng tham gia hoạt động báo chí. Chẳng hạn, đảng Việt Tân đã dùng cụm từ này để gọi Nguyễn Văn Hóa – một thanh niên lợi dụng vụ Formorsa để kích động bạo lực, bạo động, rồi được thuê quay phim chụp ảnh nhận tiền từ Việt tân và các trang tin chống Nhà nước Việt Nam  lĩnh án 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào năm 2017. Nhờ cụm từ này, Việt Tân dễ dàng tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang đàn áp các phóng viên độc lập, vốn không làm bất cứ điều gì khác ngoài phát biểu quan điểm cá nhân của mình. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết hơn về vụ việc cho thấy Nguyễn Văn Hóa đã tham gia mặt trận truyền thông chính trị với một tư thế hoàn toàn khác.

Theo định nghĩa được công nhận rộng rãi hiện nay, thì “nhà báo công dân” là những người đưa tin  hoàn toàn độc lập với các đảng phái và các tổ chức báo chí truyền thống. Thay vì làm nhân viên của các tờ báo hoặc đài truyền hình có tư cách pháp nhân, họ đưa và bình luận tin tức thông qua các kênh không chuyên như blog hoặc mạng xã hội. Khi khái niệm “nhà báo công dân” mới xuất hiện, người ta kỳ vọng rằng hình thức báo chí này sẽ bù đắp những khuyết điểm của báo chí truyền thống – như sự thiên vị do ảnh hưởng đảng phái hoặc sức ép doanh thu.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Hóa là phóng viên của đài RFA (vốn được Quốc hội Mỹ tài trợ, và bị Chính phủ Mỹ chi phối về mặt đường hướng, nhân sự. Hóa khai nhận rằng mình được hưởng lương 1.500 USD mỗi tháng, để quay 16 phóng sự mỗi tháng cho RFA.

Ngoài ra, Hóa còn tham gia đảng Việt Tân, một đảng có mối quan hệ mật thiết với nhân sự của RFA tiếng Việt. Đây chính là lý do khiến đảng Việt Tân liên tục ra thông cáo báo chí về Hóa, và tìm cách biến Hóa thành một biểu tượng anh hùng trên truyền thông, để chứng minh cho nước ngoài thấy rằng Việt Tân cũng thu hút được giới trẻ.

Trường hợp Nguyễn Văn Hóa và sự lạm dụng cụm từ “nhà báo công dân”

Như vậy, Hóa không được học hành hay làm việc trong lĩnh vực báo chí trước đây, không có ý niệm và nhận thức thế nào là một “nhà báo”, chỉ đơn thuần là kẻ được giáo nhiệm vụ thu thập thông tin và cung cấp thông tin cho RFA hay Việt tân hay một số trang chống Nhà nước Việt Nam để nhận tiền, không hề chịu trách nhiệm với thông tin mình “sản xuất” ra. Việc dán nhãn cho Nguyễn Văn Hóa là một “nhà báo công dân” thực chất chỉ phục vụ cho mưu đồ truyền thông, PR, vận động nước ngoài can thiệp lên án Nhà nước Việt Nam “đàn áp nhà báo”, “không có tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” từ đó vận động chính giới can thiệp vào vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Có được phát ngôn và hoạt động can thiệp từ bên ngoài, Việt tân sử dụng đó như là “bằng chứng” để lòe bịp dân chúng trong nước, rồi tiếp tục lừa phỉnh, lôi kéo những kẻ nhẹ dạ cả tin, nhận thức hời hợt như Nguyễn Văn Hóa làm việc cho chúng dưới ảo tưởng do chứng vẽ ra. 

Nhờ chiêu trò này của Việt tân mà mấy chục năm qua, họ đã sản xuất ra được rất nhiều “nhà báo độc lập”, “nhà báo công dân” bị Nhà nước Việt Nam đàn áp, bắt bớ, rồi họ có cơ hội để “đấu tranh nhân quyền” cho Việt Nam, vận động các quỹ nhân quyền quốc tế, chính phủ Mỹ và phương Tây dốc hầu bao cho họ thực hiện “sứ mệnh” đó. Nguyễn Văn Hóa hay hàng chục kẻ được Việt tân và đồng đảng dán nhãn “nhà báo công dân” thực chất chỉ là công cụ, phương tiện bị lợi dụng cho mưu đồ đen tối của họ, nhưng cái kết của những kẻ bị lợi dụng đó là kết thúc cả cuộc đời trong cái danh hão mà Việt tân và đồng đảng vẽ ra.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây