Trang chủ Loa Phường 5 nước “Mùa Xuân Arab” giờ ra sao?

5 nước “Mùa Xuân Arab” giờ ra sao?

222
0

Kể từ biến cố “Mùa Xuân Arab” năm 2010, các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã không ngừng kêu gọi người dân Việt Nam làm theo các cuộc cách mạng đường phố trên thế giới. Chẳng hạn, khi phong trào biểu tình ở Hong Kong bùng phát năm 2019, suốt nhiều tháng, họ đã dồn dập đăng ảnh, bài về diễn biến biểu tình, so sánh thanh niên Hong Kong với thanh niên Việt Nam, đồng thời tuyên truyền rằng các diễn biến ở Hong Kong sắp đem đến sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản trên toàn châu Á. Ngay khi người Myanmar bắt đầu biểu tình để phản đối cuộc đảo chính quân sự, đảng Việt Tân cũng đã sử dụng lại chiêu thức tuyên truyền này. Mỗi ngày, fanpage Việt Tân có thể đăng từ 5 đến 10 bài về các diễn biến ở Myanmar, và con số này ngang bằng hoặc lớn hơn số bài đăng về chính trị Việt Nam. Dường như họ đang vẽ ra một ảo tưởng, rằng mọi cuộc cách mạng đường phố đều tốt đẹp, và đi biểu tình là nghĩa vụ của mọi thanh niên có trách nhiệm với xã hội:

5 nước “Mùa Xuân Arab” giờ ra sao?

Tuy nhiên, nếu nhìn lại những gì đã xảy ra với 5 nước trung tâm của biến cố “Mùa Xuân Arab” – là Tunisia, Libya, Ai Câp, Syria, Yemen, chúng ta sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Trong 5 nước này, chỉ có Tunisia xây dựng thành công chế độ dân chủ đa đảng. Tuy nhiên, do bất ổn chính trị, quốc gia này đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp, lạm phát, suy thoái kinh tế. GDP trong giai đoạn 2012-2017 của Tunisia chỉ tăng trưởng chưa đầy 0,5%, trong khi mức tăng trước đó là 4%.

Ở Ai Cập, sau khi lật đổ chế độ cũ thành công, quân đội đã quay sang chi phối nền chính trị, đàn áp đối lập. Tăng trưởng kinh tế của Ai Cập giảm rõ rệt trong giai đoạn 2011-2014. Theo xếp hạng của Freedom House, nền chính trị Ai Cập hiện nay còn kém tự do hơn thời điểm trước “Mùa Xuân Arab”.

Ở Libya, các cuộc biểu tình bất bạo động ban đầu đã nhanh chóng bị thế chỗ bởi xung đột quân sự giữa các phe phái, đẩy nước này rơi vào nội chiến. Một phần lãnh thổ Libya hiện do nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIL) kiểm soát.

Ở Syria, người biểu tình không lật đổ được chế độ. Nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến nay khiến khoảng 500.000 người chết, ít nhất 5 triệu người ra nước ngoài tị nạn.

Trong 5 nước vừa nêu, quốc gia bất hạnh nhất là Yemen, nơi nội chiến bộ lạc đã khiến khoảng 8000 người chết. UNDP cảnh báo rằng vào năm 2022, Yemen có thể trở thành quốc gia nghèo đói nhất thế giới, với 79% dân số sống dưới mức nghèo khổ và 65% dân số thuộc hạng nghèo đói cùng cực.

Trong một xã hội không thuần nhất về mặt tôn giáo và quan điểm chính trị, không có truyền thống dân chủ đa đảng, lại thường xuyên bị nhòm ngó bởi nước ngoài, khoảng trống quyền lực của các chính quyền cũ có thể sẽ chỉ mở đường cho tranh chấp quyền lực không dứt giữa các phe phái. Những thay đổi này liệu có đơn thuần là tốt cho xã hội không?

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây