Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm diễn ra sáng 24/3, Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hà Nội tuyên giữ nguyên mức án 12 năm tù đối với bị cáo Trần Đức Thạch bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” mà Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt ngày 15/12/2020.
Đây là bản án thích đáng với những nhà “dân chủ giả hiệu”, họ đã bán rẻ lương tâm, lòng yêu nước và danh dự cho các thế lực chống phá Việt Nam. Những đồng tiền nhơ nhuốc họ nhận từ phía ngoại bang chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất trên nền tảng tư tưởng của những kẻ bất mãn, bất tài, muốn làm giàu một cách bất chính theo kiểu “con buôn chính trị”.
Đối tượng Trần Đức Thạch
Do sớm bị móc nối, mua chuộc cùng với bản chất hám danh, hám lợi, nên Trần Đức Thạch nhanh chóng sa vào con đường chống chính quyền. Nhiều năm qua, y đã cùng các đối tượng khác liên kết với các tổ chức bất hợp pháp ở trong nước và nước ngoài, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính, tuyên truyền chống Nhà nước.
Nhìn vào tuổi đời của ông Thạch (sinh năm 1952), có ai nghĩ rằng một người đã đầu hai thức tóc, ở phía dốc bên kia cuộc đời vẫn còn ham hố tiền bạc một cách bất chính. Sống hơn nửa đời người mà không làm gương cho con cháu, chỉ vì sự bất mãn, hám lợi mà bán rẻ danh dự bản thân.
Nhưng có lẽ nếu được xin chữ nếu, thì chắc ông Thạch sẽ ước rằng giữa dòng đời xô bồ, không phải gặp những “con buôn chính trị” trong “Hội anh em dân chủ” như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển.
Mặc dù trình độ, năng lực còn hạn chế, nhưng Trần Đức Thạch cũng rất hăng hái hoạt động. Trong thời gian thành lập Văn phòng đại diện và trang web để hoạt động, đối tượng cũng được tham gia xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, xây dựng có cơ cấu tổ chức, chiến lược đối nội, đối ngoại, lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để phục vụ mục tiêu chống chính quyền nhân dân.
Và như thường lệ, trước, trong và sau phiên tòa xét xử những đối tượng phản động trong nước là y như rằng đám báo lá cải và những con kền kền lại bù lu bù loa “mượn gió bẻ măng” để xuyên tạc, và bữa tiệc này sẽ thiếu sự thinh soạn nếu không có sự “thêm mắm, thêm muối” của đám luật sư rởm như Hà Huy Sơn. Họ không ngớt lên tiếng “khóc thuê” cho Thạch, bôi lem tòa xét xử, mà những điệp khúc này tái diễn đến nỗi dư luận không cần đọc những cũng đoán được đám kền kền “khóc thuê” như nào.
Nhưng sự thực thì không thể thay đổi, những hành vi phạm tội của đối tượng có đủ bằng chứng buộc y không thể chối cãi. Trong đó, bản án đã ghi rất rõ ràng, từ ngày 1/5/2019-2/3/2020, Trần Đức Thạch tiếp tục soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị-xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại trang facebook “Trần Đức Thạch”. Hành vi này thể hiện tư tưởng, hoạt động chống phá của Trần Đức Thạch.
Hội đồng xét xử cho rằng, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, từ năm từ 2013-/2020. Các hành vi này có mối quan hệ biện chứng với nhau và cũng nhằm mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra bị cáo cùng các đối tượng khác còn liên kết với các tổ chức bất hợp pháp ở trong nước và nước ngoài, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân.
Với những hành vi như trên, tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội khẳng định, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự thống nhất về nền tảng tư tưởng chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với thể chế chính trị của Nhà nước Việt Nam, đe dọa đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Từ những phân tích, đánh giá về tính chất, hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử thấy cần xử phạt bị cáo như bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên trước đó là phù hợp với hành vi của bị cáo.
Như vậy, có thể thấy việc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên mức án sơ thẩm đã tuyên thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mọi hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị, sự vững mạnh của Nhà nước đều phải xử lý nghiêm minh. Qua vụ án này nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác trước luận điệu, chiêu bài của các thế lực thù địch lôi kéo, kích động người dân thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm chống lại Nhà nước và chính quyền nhân dân.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ