Ngày 22- 23/2/2021, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã diễn ra bằng hình thức trực tuyến, với sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao các quốc gia. Một hội nghị của tổ chức nhân quyền, do vậy, nội dung tập trung vào các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách toàn diện (nhấn mạnh – TG), bao gồm các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Việt Nam được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025.
Rõ ràng, đây là một sự kiện quan trọng. Trong bối cảnh rất phức tạp của khu vực và quốc tế, sự tín nhiệm của ASEAN đối với Việt Nam có ý nghĩa như sự khẳng định trách nhiệm, những đóng góp tích cực của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASSEAN 2020; đồng thời, thể hiện kỳ vọng của các quốc gia trong khối về khả năng đóng góp tích cực hơn của Việt Nam về nhân quyền trong thời gian tới…
Thế nhưng, một cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế, bảo vệ lợi ích đất nước như trên lại khiến những các “nhà dân chủ” tức tối.
Trước tiên, là Nguyễn Hữu Vinh – chủ trang anhbasam một thời. Nói đến anhbasam, nhiều người biết. Với logo “phá vòng nô lệ”, trang này “nổi tiếng” với những thông tin ba sạo, ba láp đúng tính vỉa hè, chợ búa. Tệ hại hơn, hoạt động của nó dấn sâu vào chính trị với hàng chục nghìn tin, bài xuyên tạc sự thật, vu cáo chế độ, cổ vũ, kích động lật đổ nhà nước Việt Nam. Vì lẽ đó, chủ trang từng bị nhà nước Việt Nam xử lý về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Ra tù cách nay ít lâu, Vinh vẫn chứng nào tật ấy, không chịu thừa nhận những gì Việt Nam đã làm được cho người dân. Trong một bài viết ngày 25/2, Vinh khăng khăng rằng, ở Việt Nam, “những người cất tiếng nói cho công lý, cho hòa bình, cho sự thật đã bị đàn áp không thương tiếc…”. Và y liệt kê, họ là “…những nhà báo tự do, các Fcaebooker, những người nông dân, giáo viên, công chức hoặc người dân thường, thậm chí cả công an, cựu quân nhân… hễ lên tiếng là bị lực lượng “chuyên chính vô sản” của đảng ra tay đàn áp, bắt bớ hoặc tàn sát…”
Hiển nhiên, những luận điệu đó không thể mới hơn những kẻ có khi còn “nổi tiếng” trước Vinh, hơn Vinh, như Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Lý. Chẳng cần Nguyễn Hữu Vinh nêu cụ thể, nhiều người biết, y định chỉ ai trong cái gọi là “nhà báo tự do”, các Facebooker, những nông dân, giáo viên…”. Chắc chắn, nó không thể thiếu những “nhà hoạt động” như Phạm Đoan Trang; những kẻ nhân danh “tổ đồng thuận” kích động người dân Đông Tâm chống đối chính quyền đang đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa phúc thẩm mở ngày 8/3/2021; những người to tiếng “thách Đảng CSVN dám làm như Myanmar” – cái xứ mấy ngày nay ầm ầm tiếng súng với lệ đổ, máu chảy, đầu rời. …Để rồi, từ sự bịa đặt, quy kết, “gã sàm” và Tiếng Dân la lối: “Việt nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền: Một sự nhạo báng, sỉ nhục Liên Hiệp quốc”.
Còn Chân Trời Mới Media? Không “tự sản” bài, ngày 24/2, trang này hứng vội bài của RFA. “Đồng mộng”, giọng điệu RFA y chang giọng điệu của Nguyễn Hữu Vinh, cho rằng: “Việt Nam không xứng đáng ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ”.
Chứng minh sự “không xứng đáng” đó, RFA dẫn ra phát biểu của những “nhà nhân quyền” nhẵn mặt nhiều người và quá quen với dư luận.
Đó là Nguyễn Văn Đài – “luật sự nhân quyền” từ Đức Quốc, với phát ngôn quả quyết: “Một điều chắc chắn là Việt Nam không thể ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bởi vì trong ít nhất bốn năm vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước đàn áp nhân quyền nhiều nhất Đông Nam Á.
Đó là Trần Bang – cũng một nhà “dân chủ” có số má, quy kết, bịa đặt trắng trợn nhà nước Việt Nam: “Như vụ Đồng Tâm, họ lấy cả một hệ thống để họ bắt bớ, xét xử mà một vụ mà cả thế giới cảm thấy lương tâm nhức nhối. Hay vị bắt giữ các thành viên Hội nhà báo Độc lập là ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn. Hay bắt cô Phạm Đoan Trang của Nhà xuất bản Tự do và nhiều Blogger, Facebooker khác.”
Đó là Nguyễn Đình Cống, phán rằng: “mục đích (vào Hội đồng nhân quyền) chính của họ (Việt Nam) lần này cũng là để tuyên truyền lừa bịp, nhưng họ vẫn che giấu mục đích đó mà phô trương những khẩu hiệu vì nhân quyền”…
Bỏ qua việc các “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ” trên cố tình không đếm xỉa đến những thành quả nhân quyền cụ thể về kinh tế, xã hội và văn hóa mà Việt Nam đạt được, như xóa đói giảm nghèo; như tuổi thọ trung bình được nâng cao; như cải thiện đời sống và bảo đảm an sinh cho đồng bào các dân tộc thiểu số; như quan tâm những nạn nhân chiến tranh; như thúc đẩy quyền nhóm yếu thế, chống biến đổi khí hậu; như bình đẳng giới; như phòng chống dịch Covid-19 thành công gắn với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân…, riêng việc những trang “lề trái” chính hiệu trên, muôn lần như một, cố tình ăn theo “tên tuổi” mấy phần tử bất mãn, chuyên nghề quấy rối, chống phá nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật, bị nhà nước Việt Nam xử lý một cách thích đáng, đủ thấy, tâm địa cùng cái nhìn nhân quyền của họ méo mó như thế nào, bản chất thực thứ “nhân quyền” mà họ đòi hỏi, hướng tới là gì?
Họ nói lấy được, mà không biết rằng, trước và trong năm 2012, Việt Nam xử lý, “nhập kho” đều đều các “nhà dân chủ”, như Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Lê Thanh Tùng…- những kẻ, hoặc tự xưng, hoặc được một số phần tử tung hô là “nhà dân chủ”, vậy mà năm 2013, Việt Nam vẫn trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014-2016) với 184/192 phiếu, cao nhất trong các nước trúng cử.
Tại sao vậy? Tại rằng, nhìn chung, thiên hạ thời nay đủ khôn để biết đâu là dân chủ thật, đâu là dân chủ giả.
Vậy nên, trở lại chuyện một số người hô hào chống Việt Nam tham gia Hội dồng Nhân quyền LHQ, dù tự phong hay được đồng thuyền tôn phong, cái danh xưng “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động nhân quyền”…áp cho những phần tử đó mới đích thị là “sự nhạo báng, sỉ nhục” ngôn ngữ.
MH
Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý