Trang chủ Đối tượng Vụ Đồng Tâm: LS Đặng Đình Mạnh nói gì với BBC về...

Vụ Đồng Tâm: LS Đặng Đình Mạnh nói gì với BBC về 19 bị cáo được thay đổi tội danh?

228
0

Trên BBC sáng nay 8/3/2021 có bài “Việt Nam: Xử phúc thẩm 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm”, trong đó có trích lời LS Đặng Đình Mạnh. Phát biểu mù mờ của LS Mạnh là kém hiểu biết, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tố tụng Việt Nam.

Vụ Đồng Tâm: LS Đặng Đình Mạnh nói gì với BBC về 19 bị cáo được thay đổi tội danh?

Ảnh: Lê Đình Công, Lê Đình Chức trong phiên tòa ngày 14/9/2020

Sáng 8/3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Đồng Tâm.  

Đây là vụ phạm tội có tổ chức, mang màu sắc khủng bố được dư luận quan tâm. Các đối tượng trong vụ việc công nhiên thách thức pháp luật, nhận tài trợ cả về vật chất và tinh thần từ các đối tượng chống phá nhà nước ở cả trong và ngoài nước. Đỉnh điểm của vụ việc là các đối tượng đã cùng nhau dùng bom xăng, lựu đạn, phóng lợn, và các vũ khí thô sơ khác sát hại dã man 3 chiến sĩ công an khi đang thực thi công vụ. Mức độ dã man tàn bạo khó có thể viết ra bởi tính chất man rợ, ghê tởm còn hơn cả thời trung cổ. Trong vụ này, tên chủ mưu, cầm đầu Lê Đình Kình đã bị tiêu diệt khi đang chỉ huy các đối tượng khác “chiến đấu” với lực lượng thực thi pháp luật, khi tỏng tay hắn còn đang cầm một quả lựu đạn.

Tại phiên phúc thẩm, 5 bị cáo kháng cáo là Lê Đình Công. Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, và Bùi Thị Nối. Tất cả kháng cáo cho rằng bản án tại phiên sơ thẩm là nặng, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án nhằm giảm nhẹ hình phạt.

Anh em lưu ý, các bị cáo đều nhận tội và chỉ kêu bản án là nặng, và xin giảm nhẹ hình phạt.

Trước đó, hôm 24/2, Luật sư Đặng Đình Mạnh, trưởng Văn phòng Luật cùng tên, một trong các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo ở phiên phúc thẩm bình luận với BBC News Tiếng Việt:

“Chúng tôi mong có sự xoay chuyển về kết luận với vụ án và các bản án với các bị cáo. Chúng tôi chưa dám khẳng định liệu có sự xoay chuyển là bởi vì còn cần kết luận là các bị cáo này oan hay không oan, nhưng chúng tôi mong có sự thay đổi rằng Tòa án sẽ chấp nhận đề nghị của các luật sư chúng tôi là cho hủy bản án sơ thẩm và trả hồ sơ về để điều tra lại”.

Tất nhiên, như thường lệ, LS Mạnh cho rằng, “có khá nhiều những sai sót và nhiều thiếu sót về phương diện tố tụng. Và những sai sót, thiếu sót này rất nghiêm trọng đến mức độ có thể dẫn tới những oan sai trong kết luận và xét xử vụ án.”. 

Cách nêu vấn đề này là vô tiền khoáng hậu và thiếu căn cứ. Tại phiên so thẩm, đại diện VKS cũng đã bẻ gãy lập luận này của LS Mạnh với những chứng cứ không thể chối cãi.

Tôi chú ý đến phát biểu sau của LS Mạnh: 

“Còn về những bị cáo không kháng cáo, ông Mạnh cho rằng vì đa phần họ được chuyển tội danh từ “giết người” sang ” chống người thi hành công vụ” – là tội nặng sang tội nhẹ. Ông phân tích: Có thể trong thâm tâm, nhóm được chuyển tội danh đó cho rằng họ bị oan, nhưng với việc bị ‘cọ xát’ trong trong quá trình điều tra vụ án, chúng tôi nghĩ rằng họ đã quá hoảng sợ, và họ e sợ với những việc có thể gặp phải nếu tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng và kêu oan. Do vậy, họ chấp nhận bản án mà theo họ khi đã có sự gia giảm hình phạt như vậy đã là may mắn cho họ rồi; cho nên họ chấp nhận là họ không kháng cáo đối với hình phạt của họ, so với 6 bị cáo kháng án kia.”.

Đây là lập luận thiếu căn cứ nhằm thay đổi bản chất vụ việc và tiện thể bôi nhọ các cơ quan tư pháp Việt Nam.

Xin nói rõ thêm về 19 bị cáo được thay đổi tội danh mà LS Mạnh đề cập.

Trong bản luận tội, đại diện VKSND thành phố Hà Nội thay đổi tội danh đối với 19 bị cáo. Theo VKS, 19 bị cáo được đề nghị thay đổi tội danh đều là đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội giết người. Tuy nhiên, các bị cáo này là nông dân, khi nghe Kình, Công và Hiểu lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất nên đã tham gia thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương.

Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, các bị cáo này đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an bị tử vong tại hiện trường.

Căn cứ vào Điều 319, BLTTHS năm 2015, VKSND thành phố Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức mức án tử hình; thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ tội “Giết người”, sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, yên tâm cải tạo, tu dưỡng thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

Xin trích Điều 319, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: “Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn”.

Như vậy, việc đổi tội danh cho các bị cáo được hưởng mức án nhẹ hơn không phải do các bị cáo sợ hãi mà là căn cứ vào các chứng cứ thu thập được và thái độ khai báo trước tòa cũng như thái độ khai báo trong quá trình điều tra để ra quyết định. 

Từ góc độ xã hội, điều này thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam trong xét xử, lượng hình đối với những người phạm tội, nhưng biết ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo..

Thật tiếc, một luật sư bảo vệ cho thân chủ mà không hiểu sâu hiểu hết các quy định của pháp luật.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây