Mới đây, Việt Tân và một số trang mạng xã hội núp dưới vỏ bọc “dân chủ” đã rêu rao bài viết của Phạm Nhật Bình có tiêu đề “Báo Công an lại lèm bèm”. Trong đó, nội dung bài viết của Phạm Nhật Bình chứa đựng những thông tin, luận điệu, lập luận lệch lạc, sai trái về vấn đề bầu cử, nền dân chủ của Việt Nam và câu chuyện “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”.
Giọng điệu “cào mặt ăn vạ”
Thời gian vừa qua, có thể thấy các đối tượng “dân chủ”, “nhân quyền” hết sức cay cú và liên tục tung ra các bài viết công kích các bài báo được báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Công an Nhân dân đăng tải. Chúng ta đều biết, đây là cơ quan ngôn luận của Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, là những tờ báo lớn, uy tín. Chính vì vậy, nội dung các bài báo không chỉ mang tính chất truyền đạt thông tin mà nó còn có tính chiến đấu hết sức sắc bén. Đặc biệt, chuyên mục “Phòng, chống diễn biến hòa bình” của các tờ báo trên liên tục cập nhật, vạch trần, bóc mẽ sự xuyên tạc, các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và của các đối tượng xấu, chống đối, cơ hội chính trị. Thế nên, các nhà “dân chủ mạng” cũng không ít lần chĩa mũi nhọn công kích các bài báo được đăng tải.
Vừa qua, trang mạng Chân Trời Mới Media bằng bài viết bài viết “Báo Công an lại lèm bèm” dẫn lời Phạm Nhật Bình và Việt Tân công kích là bài báo “’Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang’ – vấn đề nhìn từ Myanmar” của tác giả Nguyễn Sơn, được đăng trên Báo Công an nhân dân ngày 20/02/2021.
Dễ dàng nhận thấy tư tưởng lệch lạc, sai trái, tiêu cực của đối tượng Phạm Nhật Bình, thông qua những luận điệu thiếu chính xác của y như: “Quân đội chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân khi bị ngoại bang xâm lăng. Quân đội trung thành với lời thề của mình đối với đất nước mà không cần trung thành với bất cứ đảng phái nào kể cả đảng cầm quyền”, “Với chủ trương phi dân chủ, mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam đều do đảng tổ chức độc diễn thì dù quân đội hay công an có phi chính trị hóa cũng không thể làm gì, vì Việt Nam đâu có bầu cử tự do như Miến Điện”…
Ai mới là “kẻ lèm bèm”?
Những năm qua, có thể nói “nghề dân chủ” tại Việt Nam càng lúc càng biến tưởng, nở rộ. Thủ đoạn xuyên suốt mà các đối tiện thực hiện là vu khống Việt Nam không có dân chủ, từ đó rêu rao luận điệu đòi thay đổi thể chế, đòi đa nguyên chính trị, đòi đa đảng đối lập. Những lập luận “đầu môi” của các đối tượng dân chủ có thể kể đến như: “thể chế chính trị của Việt Nam là thể chế phi dân chủ”, “dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản không thể có dân chủ”…
Hiển nhiên, “dân chủ gia” Phạm Nhật Bình cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí, trong bài viết trên, y còn móc nối với sự kiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra để đánh lạc hướng dư luận. Phạm Nhật Bình trắng trợn cho rằng “mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam đều do đảng tổ chức độc diễn…”, “Việt Nam đâu có bầu cử tự do như Miến Điện”. Luận điệu hàm hồ của Phạm Nhật Bình, như một thói quen của các phần tử chống phá, luôn lờ đi thực tế nền dân chủ của Việt Nam không phải tự nhiên mà nó. Nó là kết quả của sự đấu tranh hết sức lâu dài và đầy đau thương. Nhiều thế hệ ông, cha đã phải hi sinh máu xương để có nền hòa bình, dân chủ như hiện tại. Chế độ chính trị hiện tại của Việt Nam là do lịch sử lựa chọn. Vậy hà cớ gì các “nhà bình loạn” lại liên tục công kích, chống phá chế độ? Và cũng cần hỏi thêm, căn cứ nào để Phạm Nhật Bình tuyên bố bầu cử tại Việt Nam không dân chủ? Hay chăng, tất cả chỉ là những lời nói hồ đồ, tào lao, suy diễn, nói cho “sướng miệng”?
Gần đây nhất, tại cuộc bầu cử năm 2016, 98,77% cử tri cả nước đã đi bầu cử. Điều đó cho thấy mỗi người dân Việt Nam đều ý thức về trách nhiệm của mình trong việc thực hành quyền dân chủ. Thử hỏi, nếu Việt Nam không có bầu cử tự do như Phạm Nhật Bình rêu rao thì người dân cả nước có hăng hái đi bầu cử như trên hay không?
Đồng thời, nói về luận điệu cho rằng “Quân đội chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân khi bị ngoại bang xâm lăng…, không cần trung thành với bất cứ đảng phái nào kể cả đảng cầm quyền” mà Phạm Nhật Bình đang cổ súy, đây rõ ràng là một luận điệu hết sức lập lờ. Nó không phải là một sự “ngây thơ chính trị” mà rõ ràng là một thủ đoạn nguy hiểm để chống phá Việt Nam. Mỗi đất nước đều gắn với một thể chế chính trị nhất định. Tại Việt Nam, chúng ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Việc bảo vệ tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ thể chế chính trị của tổ quốc ấy, không có bảo vệ tổ quốc chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Vì vậy, quân đội trung thành với Đảng cũng là một yêu cầu tất yếu để bảo vệ Tổ quốc.
Chính bản thân Phạm Nhật Mình mới là một “kẻ lèm bèm”. Thông qua thủ đoạn “lập lờ đánh lận con đen”, đối tượng này đã rêu rao, tung hô, cổ vũ những luận điệu sai trái, phi lý, vô căn cứ để chống phá đất nước.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Nguồn: Cánh cò