Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là thông tin đang nhận được sự đồng tình ủng hộ lớn của nhân dân trong nước. Tuy nhiên, một số kẻ chống đối lại đang tích cực các hoạt động chống phá, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, được thành lập với mục tiêu theo dõi, thúc đẩy vấn đề nhân quyền trên thế giới.
Tại Phiên họp cấp cao của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Sự “nổi đồng” của các “con buôn nhân quyền”
Ngay sau khi thông tin Việt Nam ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 được đưa ra, nhiều phần tử cơ hội chính trị, đặc biệt là những đối tượng chống phá núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” đã gia tăng hoạt động xuyên tạc thông tin nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc.
Từ lâu, nhân quyền đã là một mũi nhọn được các thế lực thù địch và các đối tượng chống phá tích cực sử dụng nhằm công kích, chống phá chế độ, chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng. Thông qua bài ca “nhân quyền”, các đối tượng tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, tiến hành hướng lái chính trị, từ đó bẻ lái, đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc. Tuy nhiên, những mưu đồ của các thế lực thù địch từ trước đến nay luôn bị nhận diện, đấu tranh và ngăn chặn.
Trước việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quố, các đối tượng chống đốiđã tung ra nhiêu thông tin, luận điệu xuyên tạc, sai trái như: “Một điều chắc chắn là Việt Nam không thể ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bởi vì trong ít nhất bốn năm vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước đàn áp nhân quyền nhiều nhất Đông Nam Á, thay thế Miến Điện trở thành nước giam giữ tù nhân chính trị nhiều nhất, cho nên Việt Nam không thể xứng đáng ứng cử”, “năm 2020 vừa qua, tình hình nhân quyền Việt Nam rất tồi tệ, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do lập hội”, “Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền là để tuyên truyền lừa bịp, nhưng họ vẫn che giấu mục đích đó mà phô trương những khẩu hiệu vì nhân quyền” v.v…
Cùng với những lập luận phiến diện, một chiều vô căn cứ như trên, các “nhà dân chủ mạng” cũng không quên sử dụng chiêu bài “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”, cho rằng Việt Nam gia tăng đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, kêu gọi Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho các “nhà dân chủ” v.v…
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền con người
Trước đó, từ 2014 đến 2016, Việt Nam cũng đã từng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc với số phiếu bầu là 184/192. Trong 3 năm nhiệm kỳ, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đóng góp lớn, góp phần thúc đẩy vấn đề nhân quyền trên thế giới và được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Việc Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp nhiệm kỳ 2021-2023 cho thấy rõ quyết tâm, ý thức trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền.
Những luận điệu phiến diện, xuyên tạc, sai sự thật mà các đối tượng xấu đang tung ra để ngăn cản Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc cho thấy rõ sự run sợ của những kẻ chống phá núp dưới vỏ bọc “nhân quyền”. Nếu Việt Nam một lần nữa trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, chắc chắn đây sẽ là cái tát thẳng vào mặt những kẻ khoác chiếc áo “nhân quyền” chống phá Việt Nam.
Việt Nam hoàn toàn có đủ tư cách để ứng cử vị trí thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc. Trong những năm qua, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả vô cùng khởi sắc. Người dân đã trở thành trung tâm, nền tảng, động lực của sự phát triển, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc bảo vệ an ninh, an toàn của tất cả người dân Việt Nam cũng như người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là minh chứng rõ nhất cho thấy các quyền con người trong xã hội Việt Nam luôn luôn được bảo đảm. Sự an toàn về sức khỏe của người dân là nền tảng để Đảng, Nhà nước tiếp tục thúc đẩy, phát huy các quyền con người, tạo môi trường trong sạch, ổn định cho tất cả mọi người cùng phát triển.
Những luận điệu vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền chỉ là những tiếng nói lạc lõng, đi ngược lại tình hình thực tế nhằm mục đích chống phá Việt Nam. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng, thúc đẩy quyền con người. Những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam vào việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong và ngoài nước là minh chứng rõ nhất cho thấy Việt Nam hoàn toàn đủ tư cách để ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Nguồn: Cánh cò