Quả thật ‘quê hương là chùm khế ngọt’ và người Việt Nam dù có ở đâu vẫn đau đáu một niềm tâm can duy nhất đó là ‘trở lại’ quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên, nơi có dòng tộc tổ tiên của chính mình. Đây cũng chính là niềm khao khát của biết bao nhiêu con người lầm lỗi -một thời từng ‘rũ bỏ’ quê hương không phải ra đi vì miếng cơm manh áo mà vì chống phá lại chính dân tộc Việt Nam.
Từ một bài viết của luật sư Hoàng Duy Hùng ‘trải lòng về nỗi niềm từ một con người chống phá Cộng sản đến khi ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và những mong được quay về quê hương dù chỉ một lần’ đăng tải trên báo Nhân dân điện tử đã ‘chạm vào nỗi đau’ của biết nhiêu kẻ ‘tị nạn’ ở các nước phương Tây như Đức, Mỹ, Anh, Canada và thậm chí cả những kẻ trốn chạy đang tị nạn bất hợp pháp. Nỗi đau này không phải chỉ bây giờ mới xuất hiện mà trước đây Đấu trường dân chủ từng có bài viết về nỗi đau của Bùi Tín ở tuổi xế chiều ở Paris ‘thèm một lần được chạy bộ ở bờ Hồ trước khi nhắm mắt xuôi tay’ nhưng đến lúc chết ‘giấc mơ ấy của Bùi Tín’ vẫn mãi chỉ là ảo vọng bởi chính ông đã ‘rũ bỏ’ dân tộc Việt Nam bằng hành vi ‘trà đạp lên cuộc sống của họ’ nay muốn quay về ‘đâu có dễ’.
Mới đây, Bùi Thanh Hiếu (kẻ đang tị nạn ở Đức) cũng đã từng năm lần bảy lượt ‘ướm thử’ bằng cách nói ‘bâng quơ’ là muốn quay lại Việt Nam sau khi đọc bài viết của luật sư Hoàng Duy Hùng đã phải ‘đắng chát’ nhận định rằng ‘không còn cơ hội để được quay về’.
Kẻ tội đồ của dân tộc Bùi Thanh Hiếu muốn được một lần ‘trở lại’ Việt Nam như luật sư Hoàng Duy Hùng
Các cụ ta vẫn nói ‘đánh kẻ chạy đi không ai nỡ đánh kẻ chạy lại’ nhưng với những kẻ ‘chạy đi’ như Bùi Tín, Bùi Thanh Hiếu, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà,… thì không bao giờ ‘có cửa chạy lại’. Tại sao, những kẻ này lại không có cửa được quay về quê hương mà mới đây nhất khi Lê Thu Hà và Nguyễn Văn Đài được ‘cấp vé tị nạn sang Đức’ chưa đầy 3 tháng Lê Thu Hà nhất quyết xin quay lại Việt Nam nhưng không được chấp nhận còn luật sư Hoàng Duy Hùng mặc dù cũng chống phá nhưng lại có thể được chấp nhận?
Ở đây, chúng tôi không bàn dưới phương diện pháp lý vì nó quá hiển nhiên ‘những kẻ bị kết tội vào tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, rũ bỏ quốc gia ra đi bằng việc từ bỏ quốc tịch, chấp nhận tị nạn ở một quốc gia cho phép thì không được xem xét chấp nhận nhập cảnh vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào’ và những người di cư trước năm 1975 do lòng thù hận dân tộc mà chống phá nhưng nhận ra sai lầm của mình, hướng về quê hương đất nước thì vẫn có thể ‘nhập cảnh’ về Việt Nam theo chính sách mà Việt Nam đã ký hiệp định với Mỹ. Chúng tôi muốn bàn đến những kẻ chống phá Việt Nam bị kết án các tội xâm phạm an ninh quốc gia và được những quốc gia ‘bợ đỡ’ cho đi tị nạn chính trị hiển nhiên về mặt pháp lý không bao giờ có thể ‘quay lại’ nhưng về góc độ xã hội, tập quán, truyền thống, đạo lý thì dù cha ông ta vẫn nói ‘đánh kẻ chạy đi không nỡ đánh kẻ chạy lại’ cũng không bao giờ được người dân chấp nhận.
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, dù ở đâu người Việt Nam vẫn luôn hướng về quê hương, dân tộc, tổ tiên, dòng tộc … cho dù không về được họ vẫn cố gắng ‘tạo ra một hương vị quê hương’ để vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Điều này cho thấy, vì sao Bùi Tín đến lúc sắp chết lại phải ‘thốt lên rằng: thèm được đi bộ một lần ở bờ Hồ để khi nhắm mắt sẽ không còn ôm hận trong lòng’. Phải chăng, hai tiếng ‘quê hương’ họ không bao giờ có thể ‘dứt ra’ được dù có thể có lúc họ mắc sai lầm đã ‘rũ bỏ’ chính quê hương của mình? Đó cũng chính là sự ‘thiêng liêng’ mà khó có thể diễn tả trong mỗi con người Việt Nam. Tâm trạng này đến ngay Bùi Tín tưởng chừng ‘gan góc’ sẽ chẳng bao giờ ‘quay lại’ quê hương đã phải vật lộn với tâm tư của mình để rồi gần cuối đời cũng phải thốt lên rằng ‘thèm được quay lại Việt Nam dù chỉ một lần’. Chúng tôi biết, những kẻ chống phá đang tị nạn ở miền đất hứa hằng ngày vẫn ‘ra rả’ trên mạng xã hội để ‘chửi bới’ xã hội Việt Nam nhưng đêm đến họ vẫn ‘ngậm ngùi ngấn lệ’ về nỗi nhớ ‘quê hương’.
Người Việt Nam vốn bản chất vẫn nhân đạo, nhân văn sâu sắc và bản chất này được thể hiện rất sâu sắc, đa dạng, phong phú trong các truyền thống tốt đẹp như ‘bao dung, độ lượng’, ‘lá lành đùm lá rách’,… Song, không phải vì thế mà họ cũng dễ dàng chấp nhận một con người lầm lỗi. Tất nhiên, trong số những người Việt Nam lầm lỗi từng chống phá quê hương về mặt pháp lý thì không có cơ hội để quay lại nhưng vẫn có thể ‘quay về trong lòng người Việt Nam’ nếu như họ biết quay đầu, chuyển hướng, biết ăn năn, hối cải nhưng đối với những kẻ không biết giữ gìn, tôn trọng giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam thì không có chuyện ‘mở lòng tha thứ’ bởi con người Việt Nam. Ngẫm từ câu chuyện của Bùi Tín với câu chuyện của luật sư Hoàng Duy Hùng chúng ta có thể thấy rất rõ ‘sự hòa hợp dân tộc dân tộc’ trên cả hai phương diện lý và tình người. Đành rằng, Bùi Tín không được quốc gia Việt Nam chấp nhận nhưng cũng không được cả người dân Việt Nam chấp nhận đó là vì đâu?
Chắc hẳn, những kẻ chống phá đang tị nạn ở hải ngoại đã nhận ra vấn đề này hoặc chưa nhận ra vấn đề này như Bùi Thanh Hiếu thì trong tâm can họ hình ảnh ‘quê hương’ vẫn không bao giờ có thể rũ bỏ được. Có điều khi họ nhận ra thì đã quá muộn giống như Bùi Thanh Hiếu hiện vẫn đau đáu hướng về quê hương nhưng không những không được nhập cảnh theo quy định mà còn không được cả người Việt Nam chấp nhận. Phải chăng, cái giá họ phải trả ‘quá đắt’, đến nỗi mà dù lấy cả núi tiền cũng không bao giờ có thể mua được dù chỉ một lần đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam? Nỗi lòng này, chắc Bùi Thanh Hiếu quá rõ, khi còn ở trong nước vì tiền mà chống phá và quyết ra đi bằng được miền đất hứa để kiếm tiền. Nay có tiền rồi thì lại không thể mua được ‘quê hương’.
Câu chuyện mà chúng tôi kể ra đây có thể là bài học cho những ai vẫn đang âm thầm chống phá dân tộc Việt Nam và mong ước được đến miền đất hứa cũng như những kẻ đang ở miền đất hứa tị nạn như những nhân vật Bùi Tín, Bùi Thanh Hiếu, Lê Thu Hà, Cù Huy Hà Vũ… ít nhiều để họ có thể suy nghĩ lại, hồi tâm chuyển hướng, ăn năn, hối lỗi,… cho dù có được nhập cảnh về Việt Nam hay không nhưng chí ít không hổ thẹn với dòng họ, gia đình và người dân Việt Nam.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ