Trang chủ Luận bàn - Phản biện Lợi dụng lịch sử Hoàng Sa để chống phá tương lai Việt...

Lợi dụng lịch sử Hoàng Sa để chống phá tương lai Việt Nam

228
0

Thời gian gần đây, một số cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị đang lợi dụng thông tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa để tuyên truyền những luận điệu sai lệch. Lịch sử là điều chúng ta cần tôn trọng. Vậy nhưng một số cá nhân, tổ chức lại vì động cơ cá nhân để tiến hành việc “lật sử”, xuyên tạc lịch sử để chống phá chính quyền là điều không thể chấp nhận.

Lợi dụng lịch sử Hoàng Sa để chống phá tương lai Việt Nam
Một số đối tượng cố tình lợi dụng lịch sử để hướng lái chống phá

Vị trí địa chính trị quan trọng của đất nước

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, có thể thấy đây là một dòng chảy không hề êm ả. Tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn, tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là Việt Nam luôn là “điểm ngắm” mà nhiều thế lực thù địch muốn xâm chiếm. Với vị trí địa chính trị quan trọng, là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thế giới đi qua vùng biển này; là cửa ngõ của cả khu vực Đông Dương v.v…, có thể nói Việt Nam luôn nằm trong các toan tính địa chính trị toàn cầu của các cường quốc.

Không ít lần, lãnh thổ của Việt Nam đã đứng trước nguy cơ bị xâm lấn, thậm chí là đã bị chiếm đóng bởi các thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, những người dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận những hành động xâm lược, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Trong nhiều năm qua, nhiều cường quốc xem khả năng kiểm soát Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình. Chính vì vậy mà Biển Đông đã trở thành một trong những “điểm nóng” lớn nhất về lợi ích giữa nhiều nước lớn. Và cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của vùng biển Đông mà dân tộc Việt Nam đã thường xuyên phải đương đầu những hành động phi pháp, khiêu khích, gây hấn trên vùng biển. Đặc biệt, những căng thẳng mà Trung Quốc tiến hành trên biển Đông với mưu đồ “chiếm trọn” biển Đông khiến cộng đồng không khỏi bức xúc.

Không thể xuyên tạc lịch sử

Hiện nay, trên mạng xã hội, một số kẻ đang tiến hành rêu rao luận điệu kêu gọi tiến hành cái gọi là “kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa”. Một mặt, các đối tượng ca ngợi, thổi phồng về đóng góp của Việt Nam Cộng hòa; một mặt khác, những kẻ này reo rắc tư tưởng cho rằng Việt Nam đã “mất” Hoàng Sa, tung ra luận điệu cho rằng Đảng Cộng sản không bảo vệ Hoàng Sa.

Nghiên cứu về cuộc chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974 của Trung Quốc, có thể thấy nó diễn ra trong bối cảnh Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ. Lợi dụng tình hình quân đội viễn chinh Mỹ đang rút khỏi Việt Nam và sự suy yếu của quân đội Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm trái phép nhóm phía Tây Hoàng Sa. Hành động của Trung Quốc là phi pháp.

Lợi dụng lịch sử Hoàng Sa để chống phá tương lai Việt Nam

Hoàng Sa, Trưởng Sa là của Việt Nam. Đây là sự thực hiển nhiên, với những bằng chứng lịch sử, pháp lý vững chắc không gì có thể thay đổi được.

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, từ ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XVI (1976-1981), đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số đối tượng xấu, cơ hội chính trị đang vu vạ, đổ lỗi, xuyên tạc thông tin cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam “dựa vào Trung Quốc” để giải phóng miền Nam nên không dám lên tiếng phản đối Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam “bắt tay” tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa v.v…

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đấu tranh bằng mọi biện pháp để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Dù Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam không ngại hi sinh, gian khổ. Tuy nhiên, hơn ai hết, Việt Nam là nơi hiểu rõ nhất nỗi đau do chiến tranh, bom đạn gây ra. Vì vậy, quan điểm nhất quán của Việt Nam là duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây