Trang chủ Luận bàn - Phản biện Tin giả: Sự liều lĩnh, táo tợn của một doanh nghiệp

Tin giả: Sự liều lĩnh, táo tợn của một doanh nghiệp

168
0

Tin giả: Kẻ trục lợi dám cả gan làm giả bài viết ngay trên báo của ngành công an. Xem ảnh dưới:

Tin giả: Sự liều lĩnh, táo tợn của một doanh nghiệp

Mới đây, một doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản ở TP HCM táo tợn, liều lĩnh cắt ghép, giả mạo bài viết để quảng bá cho thương hiệu của mình ngay trên báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh. Những người có ít thông tin, lười đọc sẽ tin rằng, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài viết PR cho doanh nghiệp này. Người mua nhà đất vì tin vào uy tín của tờ báo nói trên chắc chắn sẽ sập bẫy doanh nghiệp.

Việc làm của doanh nghiệp này là vi phạm pháp luật và chắc chắn sẽ bị trừng trị.

Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ, câu chuyện hot trong mùa lũ 2020 khi Huấn Hoa Hồng (tức Bùi Xuân Huấn) tự đăng clip cắt từ chương trình Chuyển động 24h của VTV trong đó có hình ảnh Huấn trao quà từ thiện cứu trợ tại các tỉnh miền Trung. Sau vụ việc, Bùi Xuân Huấn đã bị cơ quan công an triệu tập (ngày 26/10/2020).

Tin giả: Sự liều lĩnh, táo tợn của một doanh nghiệp

Tại buổi làm việc, Bùi Xuân Huấn (ảnh bên) khai nhận clip giả mạo hình ảnh VTV được tài khoản Facebook Huấn Hoa Hồng đăng tải hôm 23/10. Ngoài ra, Huấn thừa nhận hành vi của bản thân đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của VTV. Sau khi nhận ra sai phạm, chủ tài khoản là Huấn Hoa hồng đã gỡ video khỏi fanpage.

Việc cắt ghép hình ảnh, đăng bài viết có nội dung sai sự thật lên mạng xã hội đã có dấu hiệu vi phạm Luật An ninh mạng. Hành vi giả mạo thông tin, hình ảnh của tờ báo chính thống của ngành công an khi đưa tin quảng bá về doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo này và của ngành công an. Những tin giả dạng này dễ gây ngộ nhận và tác động tiêu cực đến nhận thức của người tiêu dùng.

Cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ động cơ mục đích của doanh nghiệp nói trên khi giả mạo bài báo được tờ Công an Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải cá nhân. Nếu có căn cứ xác định hành vi giả mạo như vậy để lừa người mua bất động sản nhằm trục lợi, thì người vi phạm có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nếu doanh nghiệp giả mạo bài viết, cắt ghép hình ảnh để nổi tiếng hơn mà chưa có hành vi chiếm đoạt tài sản, thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15 của Chính phủ quy định về việc giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Ngoài ra, nếu quá trình xác minh cho thấy hành vi giả mạo nhằm truyền đưa dữ liệu trái phép trên mạng Internet đến mức gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng uy tín của tổ chức thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt lên đến 7 năm tù.

Nên nhớ, báo chí và truyền thông không phải là nơi để bất cứ ai có thể mạo danh và tạo những thông tin vì mục đích trục lợi.

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây