Theo nhà đài RFA thì Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc vừa ra thông cáo báo chí bày tỏ “quan ngại” trước việc 3 thành viên Hội nhà báo độc lập bị xét xử và chịu mức án đến 37 năm tù giam.
Nhà đài RFA đưa tin:
“Phát ngôn nhân Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc vào ngày 8 tháng 1 ra thông cáo về việc tòa án Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5 tháng 1 tuyên án tù nặng nề đối với 3 nhà báo độc lập tại Việt Nam.
Theo phát ngôn nhân Ravina Shamdasani, biện pháp tuyên án như thế là một diễn biến đáng quan ngại dường như thuộc một phần của chiến dịch đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc giới chức Việt Nam sử dụng những điều luật mơ hồ để bắt giữ tùy tiện ngày càng nhiều các nhà báo độc lập, bloggers, những nhà bình luận trên mạng và những người bảo vệ nhân quyền. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
Những người bị bắt giữ thường phải chịu biệt giam lâu dài trước khi ra tòa, trong khi có tin vi phạm quyền được xét xử công bằng và quan ngại về đối xử trong trại giam. Một số người phải chịu những án dài nhiều năm theo cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia.”
Đọc qua thông cáo này, không thấy bất ngờ với nội dung thông cáo cũng như những yêu sách mà những tổ chức như Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc nêu ra.
Họ viết rất nhiều, thường phong cho những người như Dũng, Thụy, Tuấn là những nhà báo độc lập, là những người phản biện, tự do biểu đạt… nhưng điểm mấu chốt nhất là những hành vi vi phạm pháp luật của số này thì họ lờ đi.
Giới chức Việt Nam không sử dụng những điểu luật mơ hồ. Tội Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu vật phẩm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam được quy định rất rõ tại Điều 117 Bộ luật hình sự. Nó không mơ hồ một chút nào với những quy định về hành vi và chế tài rất rõ ràng. Tuy nhiên, những đối tượng như Dũng, Thụy, Tuấn đã bất chấp và cố tình vi phạm thì đương nhiên phải bị xử lý.
Cao ủy nhân quyền Liên hợp Quốc có lẽ chưa đọc rõ cáo trạng với những người trên chăng.
Hay Cao ủy biết rõ nhưng vẫn cố tình xuyên tạc để bảo kê cho các đối tượng này.
Nhân quyền, nó phải được hiểu theo đúng nghĩa của nó chứ không thể hiểu một cách méo mó được.
Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc lại đang đi theo những tổ chức như Theo dõi nhân quyền quốc tế để bênh vực, bảo kê cho các đối tượng vi phạm pháp luật can thiệp công việc nội bộ Việt Nam đây.
Đừng làm thế, không đáng và mất uy tín lắm các chú ơi.
Viễn
Nguồn: Dân quyền